Google Pirate: Update mới nhất

Là công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới, Google không chấp nhận bất kỳ hành vi gian lận thao túng kết quả tìm kiếm bằng việc các chiến thuật SEO mũ đen. Vì thế, gã khổng lồ tìm kiếm không ngừng đưa ra các thuật toán trừng trị nghiêm khắc những ai không chấp hành quy luật trên “sân chơi”, trong đó thuật toán Google Pirate là một ví dụ điển hình. Có thể khẳng định rằng, thuật toán Google Pirate là tiếng nói công lý giúp bảo việc nội dung, quyền sở hữu trí tuệ giữa các trang web trên Internet.  

Nghe qua có vẻ khá thú vị phải không nào? Còn chờ đợi chi, Viết Bài Xuyên Việt sẽ cùng bạn khám phá sâu hơn về thuật toán Pirate của Google ngay bên dưới. 

Google Pirate là gì?

Google Pirate

Nếu như trước đây bạn cảm thấy khá tức giận vì những nội dung đăng tải của mình bị đối thủ copy và họ vẫn “ngông nghênh” trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google, thì nay bạn có thể hoàn toàn yên tâm, vì thuật toán Google Pirate sẽ giúp bạn giành lại công lý. Thuật toán Pirate được khai sinh vào năm tháng 8 năm 2012. Thế nhưng, ở thời điểm đầu thuật toán này dường như chưa “mạnh tay” trong việc cảnh cáo vi phạm, vì thế Google không ít lần phải nhận chỉ trích từ phía các công ty lớn trong ngành giải trí. 

Cụ thể, hãng phim Hollywood và một số công ty sản xuất phim ảnh đã lên tiếng cáo buộc một công cụ tìm kiếm khủng như Google mà lại không thể khống chế được những hành vi sao chép, bản quyền trên trang của họ. Ngay sau khi nhận được các lời chỉ trích này, bản cập nhật thuật toán Google Pirate đã chính thức trình làng vào tháng 10 năm 2014. 

Bản cập nhật thuật toán Pirate của Google đã xử phạt rất mạnh tay các website chuyên ăn cắp nội dung mà chưa được sự đồng ý của tác giả, đặc biệt là phim ảnh, video clip, tài liệu nghiên cứu khoa học v.v… Có thể nói rằng, sự có mặt của Google Pirate là “cơn ác mộng” của các website phim ảnh, âm nhạc lậu. 

Tìm hiểu thêm một số thuật toán khác của Google:

Cách Google Pirate trừng trị website vi phạm

Để tạo nên sự công bằng trên chính sân chơi của mình và mong muốn đem đến sự trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, Google luôn khắt khe trong việc đánh giá xếp hạng một trang web. Vậy khi website bị Pirate của Google “sờ gáy” phải chịu những hình phạt gì? Cùng Viết Bài Xuyên Việt đi tìm câu trả lời nhé.

Làm thay đổi thứ hạng website

Với những trang web vi phạm bản quyền đang ở vị trí vàng trên Google thì chắc chắn rằng sau đợt update thuật toán Pirate sẽ bị rớt thảm hại. Và tất nhiên, việc rời khỏi top tìm kiếm sẽ kéo theo Organic traffic của website cũng bị giảm đáng kể. 

Xóa trang vi phạm khỏi công cụ tìm kiếm

Sự “cố chấp”, “cứng đầu” khiến Google thật sự “nổi giận” bằng một hình phạt nặng nề đó là bài trừ trang vi phạm ra khỏi sân chơi của nó. Cụ thể, nếu trang web bị báo cáo vi phạm nội dung quá nhiều lần nhưng vẫn không gỡ bỏ phần thông tin sao chép theo yêu cầu từ hệ thống, thì Google buộc phải xóa bỏ nội dung trên trang bị báo cáo ra khỏi công cụ tìm kiếm. 

Hướng dẫn cách báo cáo nội dung vi phạm Google

Tiếng nói công lý – Google Pirate đã chính thức phát huy khả năng của nó với minh chứng bằng 2 hình thức cảnh cáo cho những trang web vi phạm mà Viết Bài Xuyên Việt vừa gửi đến bạn. Nếu website của bạn đang bị đối thủ sao chép thì còn chờ gì mà không yêu cầu Google xử lý ngay thôi nào. Để báo cáo nội dung vi phạm bản quyền bạn tiến hành theo 

  • Bước 1. Truy cập vào trang hỗ trợ xóa nội dung khỏi Google bằng cách nhấn vào đây. 
  • Bước 2. Tùy chọn vào phần liên quan đến sản phẩm của bạn như nội dung trên Google tìm kiếm, ứng dụng Google Play, hình ảnh, Blogger/Blogspot v.v… Hãy chọn vào mục mà bạn muốn báo cáo đến Google
  • Bước 3.  Tìm hiểu các thông tin từ Google cung cấp đến bạn và chọn vào mục mà bạn cần được hỗ trợ. Sau đó hãy tham khảo lần lượt các nội dung và lưu ý mà hệ thống gửi đến bạn nhé, từng phần thông tin sẽ giúp bạn nắm rõ cách Google xử lý, cũng như quy định cần biết trong việc thực hiện xóa nội dung vi phạm. Tham khảo thật kỹ các thông tin mà Google gửi đến bạn nhé!
  • Bước 4. Tiến hành tạo yêu cầu bằng cách điền đầy đủ các thông tin từ hệ thống. Nếu đã hoàn tất biểu mẫu yêu cầu thì bạn chỉ cần nhấn vào nút Gửi và chờ đợi phản hồi xử lý từ Google nhé. 

Cung cấp thông tin báo cáo chính xác sẽ giúp cho Google Pirate làm việc dễ dàng hơn đấy nhé!

Làm thế nào để khẳng định bản quyền nội dung trên website?

DMCA chính là tiếng nói pháp lý giúp bạn khẳng định quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet. Nếu bạn là một “fan cứng” của Viết Bài Xuyên Việt thì chắc chắn đạo luật bảo vệ bản quyền tác giả – DMCA không hề xa lại phải không nào?

DMCA là từ viết tắt của Digital Millennium Copyright Act, ra đời vào ngày 28/11/1988 do chính tổng thống Mỹ Bill Clinton ban hành. DMCA cho phép bạn đăng ký sử dụng theo 2  hình thức miễn phí hoặc trả phí, và tất nhiên bản trả phí sẽ đem đến bạn nhiều ưu đãi hơn trong việc quản lý nội dung.

XEM THÊM: Thuật toán Google Fred

Kết luận

Thuật toán Google Pirate sẽ không quá đáng sợ nếu bạn biết leo top theo con đường chân chính hay còn được gọi là SEO mũ trắng. Ngoài ra, hãy cố gắng xây dựng nội dung website thật hấp dẫn, đầy đủ, tuyệt đối đừng sao chép nếu bạn không muốn thuật toán Pirate của Google “sờ gáy”. 

Mong rằng đôi dòng thông tin mà Viết Bài Xuyên Việt chia sẻ về thuật toán Google Pirate trên đây sẽ giúp bạn có thêm hành trang tự tin hơn trong con đường theo đuổi “nghiệp” SEO nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *