ISO 9001 là gì? Khái niệm và vai trò

by Trần Thắng
231 views

ISO 9001 là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc mà có lẽ ai cũng đã từng một lần nghe đến. Nếu bạn đang hoạt động kinh doanh và muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình thì đừng bỏ qua thuật ngữ này nhé! Bài viết hôm nay, Viết Bài Xuyên Việt sẽ chia sẻ những thông tin về ISO 9001 là gì để giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn, cùng theo dõi ngay sau đây!

Giới thiệu khái niệm ISO 9001 là gì?

ISO 9001 là chứng nhận quốc tế áp dụng lên các sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó đạt được tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Chứng nhận này được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành ra lần đầu tiên vào năm 1987 mang đến cho các tổ chức kinh doanh nhiều lợi ích to lớn. Trong đó, quan trọng nhất có thể kể đến là chứng chỉ giúp các doanh nghiệp có được hệ thống quản lý chất lượng rõ ràng hơn, kiểm soát tốt hơn ở các khâu sản xuất và đưa đến hiệu quả kinh tế tối ưu.

ISO 9001 được vận dụng trên hầu hết mọi tổ chức kinh doanh, những ngành nghề đa dạng thuộc các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, toàn bộ hình thức hoạt động kinh doanh muốn đạt tiêu chuẩn ISO 9001 cần đáp ứng đủ một số nguyên tắc như sau:

  • Luôn hướng đến khách hàng là chủ yếu.
  • Sự lãnh đạo của cấp trên phải được chú trọng, quan tâm.
  • Đội ngũ nhân viên cũng cần tham gia toàn diện.
  • Cách tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001 phải đúng hướng, đúng quá trình.
  • Doanh nghiệp đòi hỏi phải cải tiến liên tục, quyết định mọi thứ dựa trên sự kiện và có quan hệ hợp tác cùng có lợi với các nhà cung cấp.

iso9001

TÌM HIỂU NGAY:

Vai trò của chứng chỉ ISO 9001

Sở hữu được chứng chỉ ISO 9001 sẽ là một lợi thế to lớn cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Bởi nó chứng minh được cho độ tin cậy, uy tín cũng như chất lượng, sự hài lòng của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Chưa kể, khi có được ISO 9001, bạn còn có thể tự tin khẳng định rằng mình đã và đang đáp ứng tốt cho nhu cầu của khách hàng, đồng thời thực hiện đúng pháp lý và những luật định kinh doanh cho pháp luật đưa ra. Vậy vai trò của ISO 9001 là gì?

Chứng nhận ISO 9001 không chỉ quan trọng đối với các tổ chức lớn, nó hoàn toàn phù hợp với cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với chứng nhận này, bạn có thể tự tin rằng mọi cuộc đánh giá của chuyên gia về sản phẩm của mình đều không khó khăn hay phức tạp. Từ đó giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều về chi phí, thời gian quản lý chất lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như các mối quan hệ với khách hàng. 

Dưới đây là một số những vai trò, lợi ích của ISO 9001 mang đến cho doanh nghiệp bạn có thể tham khảo:

  • Mang lại cho ban quản lý cấp cao một quá trình làm việc, quản lý chất lượng hiệu quả tối đa.
  • Tạo nên những nguyên tắc, lĩnh vực trách nhiệm trong toàn tổ chức doanh nghiệp.
  • Đem đến con đường dễ dàng hơn khi tổ chức kinh doanh dự định đấu thầu một số công việc trong lĩnh vực công.
  • Với ISO 9001, các đội ngũ nhân viên làm việc trong công ty lẫn khách hàng đều có thêm niềm tin về chất lượng sản phẩm mà họ đang tạo ra và đang sử dụng.
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc minh chứng chất lượng sản phẩm với mọi người bời ISO 9001 là tiêu chuẩn đã minh chứng cho điều đó.
  • ISO 9001 là cơ sở giúp doanh nghiệp làm nổi bật được nhiều thiếu sót, cung cấp đánh giá và có sự cải thiện tốt hơn.
  • Nhờ có ISO 9001, các đơn vị kinh doanh còn có cơ hội tiếp thị đến khách hàng, người tiêu dùng.

ISO 9001

Thời gian hiệu lực của tiêu chuẩn ISO 9001 đối với doanh nghiệp là bao lâu?

Thông thường, các chứng chỉ chất lượng như ISO 9001 sẽ có hiệu lực trong thời gian tương đối dài là khoảng 3 năm. Cụ thể:

  • Trong thời gian còn hiệu lực của chứng chỉ ISO 9001, tổ chức tiêu chuẩn này sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp được chứng nhận là tuân thủ đúng các yêu cầu do ISO đề ra.
  • Chu kỳ giám sát, đánh giá của tổ chức ISO 9001 có thể rơi vào tầm 6 tháng hoặc 9 tháng, đôi khi tối đa là 12 tháng tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận hay thỏa thuận giữa khách hàng với tổ chức chứng nhận. 
  • Hết hiệu lực 3 năm, nếu các doanh nghiệp vẫn muốn nhận được chứng nhận ISO 9001 nữa, thì cần đăng ký đánh giá lại từ đầu. Quy trình đánh giá sẽ được thực hiện tương tự như cuộc đánh giá đầu tiên và có hiệu lực cấp lại trong 3 năm tiếp theo.

ISO 9001 1

DỊCH VỤ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

Kết luận

Cho đến thời điểm này, việc áp dụng chứng nhận ISO 9001 đã trở nên khá phổ biến và là quy trình mà bất cứ tổ chức kinh doanh nào cũng mong muốn hướng đến. Thực tế, số lượng các đơn vị, doanh nghiệp ở nước ta đạt được chứng chỉ này cũng đang tăng lên từng ngày.

Hy vọng rằng, qua bài viết này Viết Bài Xuyên Việt đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn hình dung được dễ dàng hơn ISO 9001 là gì. Đồng thời từ đó có những kinh nghiệm tốt hơn, hiệu quả tối ưu hơn trong lúc theo đuổi tiêu chuẩn này nhé!

You may also like

Leave a Comment