Doanh Nghiệp Cổ Phần Hóa Là Gì?

Để tham gia vào thị trường, các nhà làm kinh tế đều cần hiểu biết rõ những vấn đề pháp luật. Đặc biệt kể từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế hàng hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì các hình thức kinh doanh ở nước ta cũng trở nên đa dạng hơn. Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ một số điểm yếu cần thay đổi. Trong đó, sự thay đổi rất lớn có thể kể đến là cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Vậy bạn hiểu cổ phần hóa là gì, cùng Viết Bài Xuyên Việt giải đáp nhé!

Cổ phần hóa là gì?

Cổ phần hóa là cách gọi rút gọn của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Nó có nghĩa là chuyển đổi từ doanh nghiệp có chủ sở hữu là Nhà nước thành công ty cổ phần (doanh nghiệp đa sở hữu). Điều này đồng nghĩa rằng doanh nghiệp sẽ chuyển hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp được ban hành.

Việc doanh nghiệp cổ phần hóa nhằm hạn chế gây ra những mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân lo ngại về khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh. Chính phủ Việt Nam thay vì bán đứt các doanh nghiệp Nhà nước cho các cá nhân sở hữu, thì đã quyết định tiến hành chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. 

Tổng vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần hóa được chia thành số lượng phần có giá trị như nhau, gọi là cổ phần. Các cổ phần đó được bán cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và phần còn lại do nhà nước sở hữu. 

Có thể các đến các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa như: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng  sản Việt Nam, Tổng công ty lương thực miền Bắc, Tổng công ty cà phê Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông MobiFone,…

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 126/2017/NĐ-CP thì các đối tượng cụ thể được cổ phần hóa bao gồm:

  • Công ty TNHH một thành viên có 100% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ, là công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế, của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con. 
  • Công ty TNHH một thành viên độc lập có 100% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ. 
  • Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ và chưa chuyển thành công ty TNHH một thành viên.
  • Công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (hay còn gọi là doanh nghiệp cấp II).

Chức năng của cổ phần hóa là gì? 

Chắc hẳn, đến đây khái niệm cổ phần hóa là gì đã không còn xa lại với bạn rồi đúng không nào? Để hiểu sâu hơn và đầy đủ hơn thì Viết Bài Xuyên Việt mời bạn cùng điểm qua chức năng chính của cổ phần hóa trong mỗi công ty/ doanh nghiệp hiện nay. 

  • Tăng sự đa dạng cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Nó giải quyết vấn đề còn tồn tại trong hình thức sở hữu 100% vốn nhà nước, giải quyết hiệu quả sự kém năng động trong sản xuất kinh doanh như năng lực huy động nguồn vốn còn yếu kém,… 
  • Cổ phần hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xã hội hóa tư liệu sản xuất của doanh nghiệp đơn chủ.
  • Tạo động lực cho những người lao động được thực sự làm chủ doanh nghiệp. Người lao động có thể tham gia, đóng góp vào những vấn đề lớn, vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp. Qua đó, nâng cao tính tích cực, chủ động và nỗ lực sáng tạo của người lao động nhằm góp phần giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ chịu áp lực cạnh tranh của thị trường. Từ đó nỗ lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành hay ngoài ngành. Doanh nghiệp buộc phải tìm cách đi lên hay thoát ra khỏi vòng xoáy, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của toàn bộ nền kinh tế.
  • Sự có mặt của những doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ giúp hàng hóa chứng khoán trên sàn giao dịch tăng lên về cả số lượng và chất lượng.

Những hạn chế của cổ phần hóa

Bất cứ loại hình kinh tế nào cũng có những điểm mạnh và điểm yếu bạn cần tính đến. Và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cũng vậy. Bên cạnh việc thực hiện các chức năng kể trên thì cổ phần hóa các cũng tồn tại những hạn chế nhất định như:

  • Đòi hỏi các lãnh đạo doanh nghiệp phải thích ứng với việc “tự làm tự ăn” khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Nó khác với sự ưu đãi về quyền lợi và địa vị cá nhân trong doanh nghiệp Nhà nước. Không những thế, những lãnh đạo sở hữu lượng vốn lớn sẽ giữ lượng cổ phần lớn và có thể lặp lại theo quy trình.
  • Không phải doanh nghiệp Nhà nước nào cũng tồn tại điểm yếu hay thua lỗ cần phải cổ phần hóa, mà ngược lại với một số ngành đặc thù riêng của Việt Nam thì việc giữ nguyên doanh nghiệp Nhà nước là cần thiết. VD như an toàn và bảo mật thông tin,… Vì vậy cần đánh giá đầy đủ và bao quát nhằm mục đích  xem doanh nghiệp khi cổ phần hóa có thực sự hiệu quả?
  • Dù nhân viên công ty, người lao động có cơ hội làm chủ doanh nghiệp thì vẫn đó vẫn là thách thức lớn. Bởi vì với số vốn ít ỏi khiến cơ hội làm chủ tài chính, sở hữu cổ phần lớn trong doanh nghiệp là không cao, nó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi họ làm chủ doanh nghiệp. 

Kết luận

Như vậy, Viết Bài Xuyên Việt đã vừa gửi đến bạn những thông tin tổng hợp về cổ phần hóa là gì. Không thể phủ nhận cổ phần hóa đã thúc đẩy một nền kinh tế quá phụ thuộc vào nguồn cung của Nhà nước. Tuy nhiên, cổ phần hóa như thế nào để hạn chế tối đa những yếu kém, phù hợp với xu thế thị trường cũng vô cùng quan trọng. Đó chính là cơ hội và thách thức mà chúng ta buộc phải đối mặt để có thể đem lại thành công! 

 

Dịch vụ của Viết Bài Xuyên Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *