Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi lớn hàng đầu mà một doanh nghiệp, công ty phải bỏ ra. Chúng đóng vai trò quan trọng hàng đầu giúp các tổ chức kinh doanh hoạt động tốt và tối ưu hóa lợi nhuận. Song không phải ai cũng biết rõ giá vốn hàng bán là gì và cách tính chính xác ra sao? Nếu bạn cũng đang có sẵn trong đầu những thắc mắc về vấn đề này, thì hãy theo chân Viết Bài Xuyên Việt đi tìm ngay lời giải đáp trong bài viết sau đây nhé!
Mục lục
Giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán được dịch từ cụm từ tiếng Anh “Cost Of Goods Sold”, một thuật ngữ quen thuộc trong ngành kinh doanh. Nó chỉ một trong những loại chi phí mà các tổ chức doanh nghiệp phải bỏ ra để đầu tư vào quá trình sản xuất ra sản phẩm. Loại giá vốn hàng hóa này có liên quan mật thiết với quá trình bán hàng, cung ứng sản phẩm.
Hiểu theo lĩnh vực chuyên ngành, thì giá vốn hàng hóa là giá vốn của những mặt hàng sắp được bán ra trên thị trường. Giá vốn của một mặt hàng được tính từ tổng các chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra trong suốt quá trình sản xuất để tạo nên thành phẩm hoàn chỉnh của mặt hàng đó. Tùy thuộc vào từng loại hình công ty khác nhau mà chúng ta sẽ có những cách định danh giá vốn hàng bán là gì khác nhau, cụ thể:
- Đối với công ty thương mại: Giá vốn hàng bán ra được tính gộp lại từ tất cả các chi phí trong quá trình nhập hàng. Chúng bao gồm các phương diện như: Giá nhập hàng về kho, chi phí vận chuyển, thuế phát sinh cũng như các loại bảo hiểm hàng hóa,…
- Đối với loại hình công ty sản xuất: Giá vốn hàng bán có nhiều chi phí hơn hẳn, chúng bao gồm: Giá nhập hàng liệu từ nhà cung cấp, thuế, chi phí vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa và các khoản chi phí nguyên liệu để sản xuất sản phẩm,…
Vai trò, ý nghĩa của giá vốn hàng bán đối với một công ty
Giá vốn hàng bán đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mỗi tổ chức doanh nghiệp, công ty kinh doanh. Việc kê khai, ghi nhận đầy đủ giá vốn hàng hóa từ các chi phí đã chi trong quá trình nhập hàng, sản xuất sẽ giúp bạn có cơ sở dữ liệu để đối chiếu về sau. Chẳng hạn như:
- Giá vốn giúp bạn hạch toán được việc lãi lỗ, lợi nhuận thu được sau mỗi đợt bán hàng hóa ra thị trường.
- Giá vốn hàng hóa là biểu thị chính xác giá trị hàng tồn kho của bạn tại thời điểm hiện tại là bao nhiêu.
- Thêm vào đó, loại giá vốn bán hàng này cũng hỗ trợ bạn tính toán được tỷ suất lợi nhuận gộp. Đồng thời, chúng cũng giúp phân tích tỷ lệ phần trăm doanh thu có sẵn tốt hơn nhằm mục đích để trang trải cho chi phí hoạt động.
- Giá vốn hàng bán sau khi được trừ vào tổng doanh thu sẽ cho ra chính xác tỷ suất lợi nhuận gộp.
Cách tính giá vốn hàng bán chuẩn hiện nay
Thực tế, mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc thù kinh doanh hàng hóa khác nhau, nên cách tính giá vốn hàng hóa cũng có sự khác biệt. Để tính nhanh, chuẩn và chính xác loại giá vốn hàng hóa này, bạn cần thực hiện đi vào chi tiết từng loại hình công ty như sau:
Tính giá vốn hàng bán cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Thành phẩm, hàng hóa của loại hình doanh nghiệp này được hình thành qua nhiều công đoạn, quá trình sản xuất. Do đó, mỗi giai đoạn sẽ lại phát sinh một loại chi phí riêng và chúng được cộng dồn để cho ra giá vốn hàng bán cuối cùng. Cụ thể, những chi phí có thể có trong quá trình sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là:
- Chi phí nhân công lao động cũng như máy móc, thiết bị làm nên sản phẩm, hàng hóa.
- Chi phí đầu tư nhập nguyên liệu thực tế, trong đó bao gồm nhiều chi phí nhỏ như: Phí vận chuyển, phí hao hụt, phí mua hàng, thuế, bảo hiểm rơi vỡ, mất mát,…
- Phí vận chuyển chế phẩm gồm phí nhập kho, phí sản xuất ở các bước phân bổ trung gian của chế phẩm đó.
- Chi phí từ các kho giữ thành phẩm sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất,…
TÌM HIỂU THÊM: Hướng Dẫn Cách Tính Vốn Lưu Động Chính Xác
Cách tính vốn hàng bán cho doanh nghiệp thương mại dịch vụ
Giá vốn hàng hóa của các loại hình doanh nghiệp thương mại dịch vụ có phần đơn giản hơn vì hàng hóa chỉ cần nhập vào chứ không cần qua quá trình sản xuất. Có thể nói, các hoạt động của doanh nghiệp thương mại dịch vụ chính là công việc cuối cùng trong quy trình lưu thông hàng hóa.
Theo đó, toàn bộ chi phí khi mới nhập hàng về kho sẽ được tính là giá vốn hàng hóa, bao gồm: Phí nhập hàng, phí vận chuyển, phí nhân công, phí tiếp thị sản phẩm đến khách hàng,… Và, khi tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp này chỉ cần tính toán dựa trên giá vốn này là có thể có doanh thu. Sau khi trừ doanh thu cho giá vốn, bạn sẽ biết được mình thu được lợi nhuận bao nhiêu trong kỳ hàng hóa đó. Đương nhiên, bạn vẫn nên tính toán trước để luôn luôn đảm bảo là công ty mình có được lợi nhuận khi bán ra.
Kết luận
Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi phí lớn và không thể thiếu trong mọi hoạt động của công ty. Vì vậy, khi bạn bắt đầu kinh doanh ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào đó, bạn cũng cần phải nắm vững giá vốn hàng bán là gì để có sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả nhé! Đừng quên thường xuyên ghé thăm Vietbaixuyenviet.com cập nhật thêm nhiều kiến thức, thông tin hữu ích bổ trợ cho quá trình phát triển kinh doanh của mình nhé!