CMS Là Gì? Tất Tần Tật Về CMS

Như đã nói, CMS đã trở nên khá phổ biến trong các hoạt động vận hành và phát triển trang Web của dân công nghệ. Thậm chí, khi làm quen với lĩnh vực này, bạn sẽ còn thường xuyên được nghe tới thuật ngữ CMS. Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng nắm rõ CMS là gì cũng như những chức năng tuyệt vời mà chúng mang lại. 

Bài viết hôm nay, Viết Bài Xuyên Việt sẽ giúp bạn đi tìm hiểu và giải thích mọi thứ cơ bản về CMS cũng như các ưu điểm của nó. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây ngay để không bỏ lỡ một thông tin hữu ích bạn nhé!

Giới thiệu CMS là gì?

CMS là tên viết tắt của thuật ngữ đầy đủ Content Management System, một hệ thống quản trị nội dung hiệu quả. Hệ thống này được phát triển nhằm mục đích hỗ trợ việc quản lý, chỉnh sửa nội dung của người quản trị Website dễ dàng hơn. Nói cụ thể hơn, nhờ có CMS, người quản trị có thể cập nhật, thay đổi các nội dung như: Text, Video, nhạc, hình ảnh, Files,… ngay trên chính Website của mình. 

Từ việc khái niệm CMS là gì, bạn có thể thấy rằng ưu điểm lớn nhất của hệ thống này là giúp tiết kiệm thời gian quản lý trang Web. Chưa kể, chi phí vận hành, bảo trì cũng vì vậy mà ít tốn kém, lãng phí hơn. Hiện nay, có rất nhiều công ty lẫn các Blog cá nhân cũng lựa chọn sử dụng CMS như một giải pháp xây dựng Website và quản lý nội dung hoàn hảo. 

Những chức năng chủ yếu của hệ thống CMS

Nói nôm na dễ hiểu, hệ thống CMS được nghiên cứu với vai trò quan trọng là điều khiển, vận hàn Website. Cụ thể, chúng sở hữu từng chức năng cơ bản sau đây:

  • Sáng tạo, lưu trữ nội dung cho trang Web. Từ đó, CMS cũng hỗ trợ chức năng thêm, bớt, chỉnh sửa, thay đổi các nội dung này.
  • Nếu bạn có nhu cầu chuyển hoặc chia sẻ nội dung, CMS cũng đáp ứng được tốt.
  • Tại hệ thống quản trị CMS, người dùng hoàn toàn có thể được quản lý và phân quyền.

Đối với các doanh nghiệp cần xây dựng, phát triển Website, việc cài đặt CMS sẽ giúp quá trình hoạt động được thuận lợi hơn. Đương nhiên, khi vận hành ổn định, mạnh mẽ, trang Web sẽ giúp thương hiệu của doanh nghiệp đi lên, góp phần khẳng định vị thế trên thị trường.

Vì sao nên chọn hệ thống CMS để quản trị trang Web?

Như đã nói, nhờ những chức năng trên mà nhiều cá nhân lẫn doanh nghiệp ưa chuộng hệ thống CMS. Từ những chức năng này, có thể liệt kê những lợi ích mà chúng mang lại cho người dùng như sau:

  • Website được phát triển tốt về nội dung, thiết kế và có thể trở thành kênh quảng cáo, Marketing hiệu quả.
  • Hỗ trợ người dùng cập nhật nội dung thường xuyên một cách nhanh chóng, dễ dàng.
  • Đảm bảo duy trì tính nhất quán cho doanh nghiệp, tạo uy tín, độ tin cậy cao cho người truy cập.

Hệ thống quản trị CMS có những loại nào?

Phân loại của CMS là gì? CMS là một hệ thống thiên về các tính năng quản trị trang Web, vì thế chúng được phân thành 3 loại sau:

  • Hệ thống quản trị CMS Open Source.
  • Hệ thống CMS có tính chi phí.
  • Hệ thống quản trị CMS tự Code, xây dựng và dùng Framework .

Cụ thể, Viết Bài Xuyên Việt sẽ giải thích từng phân loại dưới đây:

Hệ thống quản trị CMS Open Source

CMS Open Source là hệ thống quản trị mã nguồn mở được đánh giá là dễ sử dụng và khá phổ biến hiện nay. Ưu điểm của CMS này là có nhiều tính năng đa dạng, đầy đủ cho quá trình quản lý Website, nội dung cũng như tài khoản,…

Hệ thống CMS có tính chi phí

Ngay từ cái tên gọi, hệ thống CMS tính phí buộc người dùng phải bỏ tiền ra để mua bản quyền nếu muốn sử dụng. Đương nhiên, vì có tính phí nên hệ thống này khá hoàn thiện với mọi thao tác khác nhau như: sửa lỗi, nâng cấp hay vận hành hệ thống,… Đặc biệt, hệ thống CMS này hoạt động với tốc độ vô cùng ổn định và còn sở hữu nhiều ưu điểm hấp dẫn hơn hẳn.

Hệ thống quản trị CMS tự Code, xây dựng và dùng Framework

Hệ thống tự code CMD là gì? Đây là hệ thống cũng cho phép cài đặt miễn phí, nhưng chúng đòi hỏi bạn phải tự Code lại toàn bộ. Đương nhiên, quá trình Code sẽ không hề dễ dàng, đơn giản. Thế nhưng, bù lại, nếu bạn là người dùng am hiểu, bạn có thể tùy chọn giao diện thiết kế ưng ý và phù hợp với sở thích của mình nhất.

Những hệ thống CMS thông dụng hiện nay

Hiện nay, CMS có những hệ thống thông dụng và phổ biển với đầy đủ các phân loại phong phú trên. Chẳng hạn:

  • Hệ thống CMS WordPress: mã nguồn mở.
  • Hệ thống CMS Magento: mã nguồn mở.
  • Hệ thống CMS Joomla: hệ thống Open Source – mã nguồn mở.
  • Drupal: mã nguồn mở.
  • Shopify: hệ thống CMS có tính phí.

Đó là những CMS nổi trội nhất hiện nay, ngoài ra còn nhiều CMS khác nữa tùy theo nhu cầu mà người dùng có thể chọn lựa. Trong các CMS thông dụng kể trên, WordPress được đánh giá là chiếm ưu thế hơn cả.

Kết luận

Bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về CMS là gì đồng thời biết được CMS nào tốt nhất hiện nay. Giờ đây, bạn đã có thêm lựa chọn để giúp cho các thao tác xây dựng Website của mình trở nên đơn giản hơn. Không cần trình độ chuyên môn cao hay kỹ thuật phức tạp, với CMS bạn hoàn toàn có thể làm chủ trang Web của mình như ý muốn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *