Chiến lược Marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược Marketing

Một doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công không phải chỉ cần tập trung phát triển sản phẩm chất lượng mà nó còn nằm ở việc đưa ra những chiến lược marketing đúng đắn. Việc xây dựng các chiến lược này đôi khi còn khó nhằn hơn so với việc thành lập doanh nghiệp ban đầu. Nhìn vào những thương hiệu đình đám thì bạn có thể dễ thấy những hiệu quả từ việc ra chiến lược marketing. Vậy bạn hiểu gì về các chiến lược marketing, hãy cùng xem những điều mà Viết Bài Xuyên Việt tổng hợp ngay sau đây nhé!

Chiến lược marketing là gì? 

Theo như cha đẻ của marketing hiện đại Philip Kotler, chiến lược marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý để làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức doanh nghiệp tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing phục vụ thị trường mục tiêu, hệ thống marketing mix và mức chi phí cho marketing”.

Ở đây, bạn có thể hiểu chiến lược marketing là một kế hoạch PR tổng thể cho sản phẩm của doanh nghiệp. Những chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nhiều nhất khách hàng tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ của mình. Nói một cách đơn giản hơn thì chiến lược marketing giống như một phương châm cho mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. 

Để đưa ra một chiến lược marketing hiệu quả đòi hỏi nó phải hội tụ đầy đủ những yêu cầu sau đây:

  • Làm cho khách hàng và các đối thủ cạnh tranh thấy rõ được giá trị riêng biệt của doanh nghiệp.
  • Tuyên bố thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải và cần công chúng cảm nhận sâu sắc.
  • Định hình chi tiết những thông điệp liên quan đến tập khách hàng mục tiêu và cả tập khách hàng mục tiêu.
  • Đề ra các phương thức dùng để thực hiện chiến lược marketing đó.

Một chiến lược marketing bao gồm những gì?

Để xây dựng một chiến lược marketing, bạn cần định hình những nội dung triển khai để đạt những mục tiêu doanh thu, lợi nhuận hay thậm chí là cả danh tiếng cho thương hiệu. Vậy chiến lược marketing bao gồm những gì? Dưới đây là 4 nội dung cơ bản của chiến lược marketing bạn cần biết:

Xác định thị trường mục tiêu

Bước đầu tiên trong xây dựng chiến lược marketing là bạn cần xác định rõ thị trường mục tiêu mà sản phẩm của doanh nghiệp sẽ phục vụ. Mỗi sản phẩm dịch vụ sẽ có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng thị trường. Bạn không thể phục vụ cả thị trường rộng lớn bằng một sản phẩm duy nhất. 

Các đặc điểm như: địa lý, văn hóa, nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, tính cách, thu nhập, dân tộc,…)… là những tiêu chí giúp bạn phân định rõ thị trường mục tiêu của mình. Từ đó đề ra chiến lược marketing hướng tới thị trường mục tiêu đó. 

Ví dụ như các sản phẩm đồ uống Pepsi hướng tới thị trường mục tiêu là những người trẻ, năng động, đam mê khám phá, sáng tạo. Vì vậy, họ sẽ đưa những chiến lược marketing hướng tới người trẻ thông qua xây dựng slogan, thiết kế màu sắc, hương vị sản phẩm,…

Mục tiêu chiến lược marketing 

Sau khi đã xác định rõ thị trường mục tiêu thì bạn cần đưa ra mục tiêu chung cho toàn bộ chiến lược marketing. Mọi hoạt động triển khai đều phải nhắm đến mục tiêu đó. Trong quá trình thực hiện, do yếu tố khách quan hay chủ quan tác động, doanh nghiệp có thể thay đổi chiến thuật nhưng vẫn phải hướng đến mục tiêu chung đã đề ra. 

Phát triển kế hoạch marketing – mix

Bạn cần bám sát vào chiến lược marketing 4P là các hoạt động cốt lõi của bất cứ chiến lược nào. Cho dù với sản phẩm/dịch vụ cần áp dụng đến 7P hay 12P thì 4P bao gồm Product, Price, Place, Promotion vẫn là những P quan trọng nhất.

TÌM HIỂU NGAY: Các thành phần trong mô hình 7P Marketing

Chiến lược sản phẩm (Product)

Tùy theo từng doanh nghiệp sở hữu những nguồn lực và năng lực riêng sẽ phải triển khai chiến lược sản phẩm hợp lý. Song song với việc đảm bảo đáp ứng thị trường mục tiêu thì doanh nghiệp vẫn phải cân nhắc đến chi phí và những nguồn lực khác. 

Đặc biệt, để tồn tại được trên thị trường lâu dài thì buộc doanh nghiệp phải có những điểm khác biệt của sản phẩm so với đối thủ. Đó sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp cạnh tranh bền vững. Và phải không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm tốt hơn. 

Chiến lược giá (Price)

Thứ hai trong nội dung phát triển kế hoạch marketing – mix là chiến lược giá. Giá của sản phẩm cần được kiểm soát cân đối với cung cầu thị trường. Đó cũng là khả năng chi trả mà khách hàng có thể chấp nhận khi mua sản phẩm. Nếu giá vượt quá khả năng chi trả của khách hàng thì doanh nghiệp sẽ bị tồn đọng hàng và không thể tăng doanh thu hay lợi nhuận.

Chiến lược phân phối (Place)

Để kết nối quá trình sản xuất và tiêu dùng thì không thể bỏ qua vai trò của kênh phân phối. Kênh phân phối này có thể là trực tiếp từ nhà sản xuất đến khách hàng (người tiêu dùng cuối cùng) hoặc có sự tham gia của các trung gian để phân phối rộng rãi hơn. Các trung gian có thể là nhà bán buôn, nhà bán lẻ,… 

Hệ thống phân phối được xem là một phần tài sản lớn của bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào. Muốn bán được hàng, doanh nghiệp cần phải giải quyết tốt nhu cầu từ phía người dùng qua hệ thống phân phối. Phân phối phải đảm bảo cả về mặt thời gian lẫn không gian để đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như làm hài lòng khách hàng.  

CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM KIẾM: DỊCH VỤ QUẢN TRỊ WEBSITE CHẤT LƯỢNG CAO

Chiến lược xúc tiến (Promotion)

Xúc tiến bán hàng bao gồm tập hợp các hoạt động nhằm kích thích nhu cầu mua hàng của người dùng, gia tăng doanh số của doanh nghiệp. Cụ thể có thể kể đến các hoạt động như:

  • Quảng bá thương hiệu, sản phẩm;
  • Triển khai các chương khuyến mãi kích cầu người mua;
  • Chào hàng theo nhiều hình thức khác nhau;
  • Đẩy mạnh các công tác truyền thông giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp.

Tất cả những hoạt động xúc tiến trên cần có sự phối hợp nhịp nhàng để đạt mục tiêu cuối cùng chính là giúp khách hàng tăng độ nhận biết và tăng nhu cầu mua sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể nói xúc tiến là một công cụ cạnh tranh vô cùng hiệu quả.

Nguồn lực marketing

Cuối cùng trong các nội dung chiến lược marketing đó là nguồn lực marketing. Các nguồn lực này bao gồm những khả năng doanh nghiệp có thể huy động để phục vụ hoạt động marketing như:

  • Tài sản marketing (nhân sự, hệ thống phân phối,..);
  • Nguồn tài sản có thể huy động của doanh nghiệp; 
  • Khả năng marketing năng động.

Từ các nguồn lực trên, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành và từ đó tác động đến sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp.

Kết luận

Như vậy, những thông tin về chiến lược marketing đã được tổng hợp và chia sẻ đến quý bạn đọc. Mong rằng, bạn đã hiểu hơn về chiến lược giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất. Mời bạn tiếp tục theo dõi thêm nhiều bài viết mới của Viết Bài Xuyên Việt để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về marketing nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *