Mô hình 7P Marketing là gì? Phân tích chi tiết 7P Marketing

by Trần Thắng
230 views

Marketing mix chính là một trong những công cụ đắc lực góp phần không nhỏ trong việc xây dựng chiến lược Marketing thành công. Mô hình 7P trong Marketing là mô hình mở rộng của 4P nếu bạn từng tìm hiểu về mô hình này. Đây là mô hình được đánh giá rất cao, nó là Top 3 mô hình Marketing truyền thống dựa theo thống kê của Smart Insights mang đến nhiều lợi ích. Bạn biết gì về mô hình này? Cùng Viết Bài Xuyên Việt theo dõi ngay bài viết sau đây để biết thông tin chi tiết bạn nhé!

Định nghĩa Marketing Mix là gì?

Trước khi đi tìm hiểu thuật ngữ Marketing 7P là gì, bạn cần phải hiểu rõ định nghĩa về Marketing mix. Theo đó, Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp được hiểu là một tập hợp những  công cụ tiếp thị. Các doanh nghiệp sử dụng công cụ này để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.

Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến). Và, mô hình này hoạt động chủ yếu trong các chiến dịch Marketing hàng hóa. Theo thời gian, mô hình 4P này đang dần phát triển thành Marketing 7P với nhiều sự phức tạp và cải tiến theo đúng Marketing hiện đại.

Cụ thể, các chuyên gia Marketing đã đưa ra 3P bổ sung khác như là Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý). Với 3P bổ sung này, chiến lược Marketing sẽ được tăng cường sức mạnh hơn. Với 7P, sản phẩm không còn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà còn là những dịch vụ vô hình khác nữa.

Marketing MIX

THÔNG TIN THÊM: DỊCH VỤ LINK BUIDING TOÀN DIỆN CHO WEBSITE

Vậy 7P trong Marketing là gì?

7P trong Marketing như đã nói là một mô hình Marketing mix gồm 7 yếu tố chủ yếu là: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (bằng chứng vật lý). Theo đó, 7P được phát triển từ mô hình 4P do chuyên gia Marketing E. Jerome McCarthy khai sinh vào những năm 1960.

7P trong Marketing

Hiện tại, mô hình 7P được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động Marketing trên toàn thế giới. Nhiều trường học kinh tế đã dạy khái niệm này trong các lớp Marketing cơ bản để sinh viên nắm được và vận dụng khi ra trường đi làm.

7 chữ P trong mô hình Marketing Mix 7P

Mô hình 7P trong hoạt động Marketing được lý giải theo từng chữ P trong tiếng Anh, cụ thể thuật ngữ được hiểu như sau:

Product – Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

Thực tế, không có 1 lý do gì mà khi phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ người ta lại không muốn ai mua cả. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách thức tạo ra sản phẩm và tiếp cận khách hàng khác nhau.

Có doanh nghiệp tạo ra sản phẩm trước, và sau đó hy vọng tìm được thị trường cho nó sau. Ngược lại, nhiều công ty thành công sẽ tìm hiểu khách hàng cần gì hoặc muốn gì và sau đó phát triển sản phẩm phù hợp. Đương nhiên, sản phẩm sở hữu mức chất lượng phù hợp để đáp ứng những nhu cầu đó hiện tại và trong tương lai.

Nhưng chung quy lại, các doanh nghiệp đều tập trung vào những chính sách chung liên quan đến sản phẩm như: định vị thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, chỉnh sửa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì,…

Price – Giá trị hàng hóa, sản phẩm

Sản phẩm có những giá trị riêng của nó, tương ứng với những gì khách hàng chuẩn bị trả cho nó. Dĩ nhiên, giá cả cũng cần phải có cạnh tranh, nhưng điều này không nhất thiết là phải rẻ nhất hay đắt nhất. Các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn bằng cách thêm các dịch vụ hoặc bổ sung chăm sóc khách hàng chẳng hạn.

Điều này có thể mang lại cho khách hàng nhiều giá trị hơn so với việc chỉ bán sản phẩm, hàng hóa. Trong khi đó, giá của bạn cũng phải mang lại lợi nhuận cho chính bạn bởi nó là yếu tố duy nhất trong Marketing mix tạo ra doanh thu – mọi thứ khác sẽ thiên về chi phí nhiều hơn. 

Nhìn chung, chính sách về giá trong Marketing cần được tuân theo đối với từng nhóm sản phẩm cho từng phân khúc thị trường.

Place – Địa Điểm, vị trí, đơn vị

Chữ P thứ 3 trong mô hình 7P trong Marketing là nơi khách hàng mua sản phẩm, kênh phân phối sản phẩm. Các doanh nghiệp nên chọn địa điểm sao cho nơi đó phải phù hợp và thuận tiện cho khách hàng. Đồng thời, sản phẩm phải có sẵn ở đúng nơi, đúng lúc và đúng số lượng, bảo đảm sao cho chi phí lưu kho và chi phí phân phối đạt ở mức có thể chấp nhận được.

Kenh phan phoi

Promotion – Truyền thông, quảng bá

Quảng bá là cách mà một công ty, doanh nghiệp muốn truyền đạt những thông điệp mà họ đang làm, họ mang đến cho khách hàng. Chúng có thể bao gồm các hoạt động như: Xây dựng thương hiệu, PR, quảng bá thương hiệu, tạo bản sắc riêng cho công ty, quản lý bán hàng, chương trình sự kiện và triển lãm,…

Quảng bá càng gây được sự chú ý, hấp dẫn, thể hiện thông điệp nhất quán và mục đích cuối cùng chính là cung cấp cho khách hàng đủ lý do để họ tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của bạn. 

People – Yếu tố con người

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, danh tiếng thương hiệu của bạn nằm trong tay mọi người trong tổ chức kinh doanh. Đó có thể là nhân viên kinh doanh, bộ phận chăm sóc khách hàng, bảo vệ, phục vụ,… Do đó, bất kỳ ai tiếp xúc với khách hàng của bạn đều phải được đào tạo thích hợp, có định hướng tốt và có thái độ đúng đắn để tạo ấn tượng, tác động sâu sắc tích cực đến sự hài lòng của khách hàng.

Process – Quy trình Marketing

Trong chữ P này, Marketing đang muốn đề cập đến quá trình cung cấp dịch vụ và hành vi của những người cung cấp. Nó sẽ là yếu tố quyết định đến sự hài lòng của khách hàng đối với một doanh nghiệp, công ty. Cụ thể, các vấn đề như thời gian chờ đợi, thông tin cung cấp cho khách hàng và sự giúp đỡ của nhân viên là những vấn đề rất quan trọng để giữ cho khách hàng ở lại với thương hiệu của bạn.

Process

Physical evidence – Bằng chứng vật lý, hiện hữu

Không một ai có thể trải nghiệm một dịch vụ bằng cảm nhận ban đầu. Có nghĩa là, mọi sự lựa chọn sử dụng một dịch vụ của khách hàng đều có thể được coi là một hoạt động kinh doanh tiềm ẩn rủi ro, bởi lẻ khách hàng đang bỏ tiền ra mua một sản phẩm “vô hình”. Vậy việc của bạn là gì? Lúc này, bạn hãy giảm bớt chúng bằng cách giúp khách hàng tiềm năng “nhìn thấy” sản phẩm dịch vụ của bạn ở dạng vật lý, hiện hữu. 

Theo đó, bạn có thể thể hiện những gì họ đang mua là tốt nhất, những nghiên cứu liên quan đến dịch vụ và lời chứng thực từ người đã  sử dụng,… Đây chính là những bằng chứng cho thấy một doanh nghiệp giữ đúng lời cam kết dịch vụ của mình.

THÔNG TIN THÊM: DỊCH VỤ CONTENT SEO

Kết luận

Trên đây là những thông tin về mô hình Marketing mix 7P trong Marketing mà Viết Bài Xuyên Việt muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng rằng, những “tâm tình”  trong bài viết này  đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn kinh doanh hiệu quả hơn, bán được nhiều sản phẩm và có thêm nhiều khách hàng thân thiết hơn nhé!

You may also like

Leave a Comment