Blacklist Domain/Blacklist Website và cách xử lý

by Trần Thắng
290 views
Blacklist Domain

Bạn đầu từ không ít tiền của vào domain, xây dựng giao diện, nội dung website chất lượng nhưng rồi 6 tháng, 12 tháng… vẫn chưa thấy chúng xuất hiện trên Google Search? Bạn lo lắng và không biết lỗi nằm ở khâu nào trong quá trình SEO? Rất có thể Domain hoặc Website đã lọt vào Blacklist. Vậy Blacklist Domain/Blacklist Website là gì? Làm cách nào để nhận biết và xử lý tình huống này? Hãy cùng Viết Bài Xuyên Việt tìm hiểu nhé!

Blacklist Domain/Blacklist Website là gì?

Blacklist Domain 1

Blacklist chính là danh sách bao gồm các địa chỉ IP/Domain bị các tổ chức thống kê server đánh dấu là nguồn spam. Đây là tổ chức phi lợi nhuận và không chịu tác động, ảnh hưởng từ các cơ quan, chính phủ. Họ làm nhiệm vụ thống kê các server gửi spam thông qua các biện pháp: 

  • Nhận thông tư nhà cung cấp dịch vụ ISP/HP.
  • Phản hồi của người dùng do nhập quá nhiều thư rác.
  • Sử dụng spam traps để giăng bẫy email spam.

Trong SEO, blacklist là các Domain/ website lạm dụng quá nhiều Backlink spam thông qua phần mềm trong quá trình triển khai SEO Offpage. Một số trường hợp khác là do sử dụng chung IP / server  với đơn vị khác. Bằng các thuật toán, Google sẽ đánh giá và kết tội, liệt vào danh sách spam. 

>>>Xem thêm: A/B Testing Là Gì

Nguyên nhân bị Blacklist Domain/Blacklist Website là gì?

Ông bà ta có câu “phòng còn hơn tránh”. Thay vì chạy ngược chạy xuôi để khắc phục lỗi Blacklist, bạn cần nắm được nguyên nhân và hạn chế các lỗi sau:

  • Source bị chèn mã độc do virus. Chúng xâm nhập vào hệ thống và thu thập account FTP, mật khẩu, Cpanel, Email… Chúng hoạt động như 1 keylogger và tìm kiếm các file có tên index.php, index.html, default.aspx, default.asp. Từ các link này, virus sẽ đi lên host và chèn các file sẵn có.
  • Không có bản ghi MX dẫn đến tình trạng Mail Server Filter.
  • Khi IP động cho Mail Server phân giải lại sẽ sinh ra một IP khác. Một số trường hợp sẽ bị nhầm lẫn là spam. 
  • Sử dụng chung IP hoặc server với 1 đơn vị khác.
  • Gửi mail đến các địa chỉ ảo.
  • Website chứa nội dung không đúng, không đạt chuẩn cộng đồng hoặc không được phép tuyên truyền rộng rãi.

Cách nhận biết Blacklist Domain/Blacklist Website

Blacklist Website

Blacklist Domain/Blacklist Website kéo theo không ít phiền phức. Trong trường hợp bạn nghi ngờ website / Domain đang nằm trong danh sách đen, hãy áp dụng cách sau đây để xác thực:

Tận dụng công cụ tìm kiếm Google

Đây là cách đơn giản và thông dụng để kiểm tra Blacklist Domain/Blacklist Website. Bạn chỉ cần truy cập vào site Google.com và gõ theo công thức: site:tênmiền.com.

Ví dụ, mình sẽ gõ “site:vietbaixuyenviet.com”. Nếu Google đã index nhưng không trả về bất kỳ kết quả nào thì khả năng cao là website đã bị xóa khỏi chỉ mục.

Sử dụng công cụ khác

Trong các website luôn có sẵn Webmaster Tools. Thông qua công cụ này, bạn có thể dễ dàng theo dõi và nắm được những thông tin liên quan đến tên miền. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng Transparency Report để kiểm tra xem website của mình có đang nằm trong Blacklist bị người dùng, đối thủ khiếu nại về các vấn đề bản quyền, nội dung hay không.

Các dấu hiệu Blacklist Domain/Blacklist Website là gì?

Nếu tinh ý, bạn có thể dễ dàng nhận thấy những nghi vấn cho thấy website hoặc domain đang nằm trong danh sách đen như:

  • Website bị gắn cờ, tố cáo là lừa đảo.
  • Website và các đường link trên web tự động chuyển đến các trang vô giá trị, không liên quan. 
  • Nhận thông báo có nguy cơ bị tấn công từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo… 
  • Bị ngừng cung cấp hosting và nhận thông báo website nhiễm virus.
  • Xuất hiện các đường link dẫn đến website, giao diện giả mạo.
  • Phần mềm virus chặn website của bạn.
  • Trình quản lý web xuất hiện tài khoản người dùng / quản trị viên mới mà không do bạn tạo hoặc cấp quyền.

>>>Xem thêm: Social Listening là gì

Cách khắc phục Blacklist Domain/Blacklist Website

Blacklist Website

Trong trường hợp Blacklist Domain/Blacklist Website bạn cần phải làm gì? Để thoát khỏi danh sách đen của Google, hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Diệt virus

Nếu máy tính đã có sẵn chương trình diệt virus, bạn nên update lên phiên bản mới nhất. Thực hiện quét lại toàn bộ hệ thống. Quá trình này sẽ mất khoảng vài tiếng tùy theo độ nặng dữ liệu.

Tập trung quét virus ở các file có tên index.* , Default.* trên host. Đồng thời loại bỏ những code chứa nội dung iframe nếu cảm thấy nghi ngờ. 

Khi đảm bảo máy tính không nhiễm mã độc, để nâng cao tính an toàn bạn nên thay đổi toàn bộ info hosting, email, ftp account… Ngoài ra, khi sử dụng host Cpanel 11 còn có thêm chức năng Virus Scanner tìm kiếm, báo cáo và sửa chữa nếu phát hiện virus. 

Bước 2: Gỡ block của Google – Firefox

Sau khi đã sửa chữa các lỗi do mã độc gây ra, bạn có thể thông báo về tình trạng với Google. Có 2 cách thực hiện:

  • Cách 1- Gửi thư cho Google: Cách này khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao. Bạn truy cập địa chỉ tại Report Incorrect Forgery Alert và gửi một email bằng tiếng Anh có nội dung yêu cầu Google kiểm tra việc website. Hãy nói rõ ràng web không chứa virus hay mã độc. Thời gian đợi phản hồi là 1-2 ngày, nếu đạt yêu cầu, Google sẽ gỡ bỏ block.
  • Cách 2 – Sử dụng Google Webmaster Tools: truy cập vào công cụ Google Webmaster và chọn website của bạn. Tại Overview, click vào Request a review để gửi yêu cầu đến đội ngũ nhân viên kiểm duyệt của Google. Tương tự như cách trên, website sẽ được mở khóa sau khi đã xác thực, thời gian chờ phản hồi là 1-2 ngày.

>>>Xem thêm: Google Page Speed Insight

Viết Bài Xuyên Việt đã cùng bạn tìm hiểu về Blacklist Domain/Blacklist Website là gì và giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để hạn chế mắc lỗi và bị Google liệt kê vào danh sách đen, trong quá trình quản trị, các SEOer cần áp dụng các biện pháp phòng chống sự xâm nhập nhật của mã độc, hạn chế tối đa việc spam hay sử dụng IP hoặc server.

You may also like

Leave a Comment