20 Lỗi Chính Tả Kinh Điển Của Người Việt

 Trong thực tế, việc sai chính tả rất thường gặp với người viết. Dưới đây là 20 lỗi chính tả kinh điển nhất mà bạn nên biết. Viết Bài Xuyên Việt sẽ giúp bạn tìm hiểu về chúng. Đồng thời, có được cách viết đúng, chính xác để có được những văn bản chất lượng nhất.

1. Vô hình chung – vô hình trung

 Từ đúng ở đây là vô hình trung nhưng nhiều người lại sử dụng từ vô hình chung. Cụm từ này có nghĩa là tuy không chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại tạo ra một việc nào đó.

 >>> Xem thêm: 10 Tool kiểm tra chính tả đơn giản

2. Bác sĩ – Bác sỹ

 Từ bác sĩ – bác sỹ vốn rất quen thuộc với chúng ta. Nó được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, bác sĩ mới là cách viết đúng. Còn từ bác sỹ là sai chính tả. Bạn nên chú ý điều này nhé.

3. Chín mùi – chín muồi

 Ở đây, từ đúng là chín muồi. Có nghĩa là quả cây đạt đến độ ngon nhất, rất chín và thơm ngon. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng từ này. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều sử dụng từ chín mùi.

4. Giả thuyết – giả thiết: 1 trong 20 lỗi chính tả kinh điển

 2 từ này thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, nghĩa của chúng lại mang nhiều phần khác biệt.

  • Giả thiết có nghĩa là một điều được đặt ra trong một định lý, bài toán.
  • Giả thuyết được sử dụng trong trường hợp người nói/ người viết muốn nêu ra luận điểm mới khoa học và được chấp nhận tạm, chưa được kiểm nghiệm chính xác.

5. Tham quan hay thăm quan

 2 từ này được rất nhiều người sử dụng trong thực tế. Tuy nhiên, từ thăm không được dùng trong những buổi dã ngoại. Thay vào đó, mọi người cần dùng từ tham quan. Bởi tham có nghĩa đi tận nơi để quan sát, mở rộng vốn hiểu biết.

6. Tựu chung hay tựu trung

 Từ này có nghĩa là tề tựu ở giữa, nêu ra cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Chính vì vậy nó phải là tựu trung chứ không phải tựu chung. Từ trung ở đây chính là để chỉ ở giữa.

7. Nhận chức hay nhậm chức: 1 trong 20 lỗi chính tả kinh điển

 Hầu hết chúng ta đều sử dụng từ nhận chức. Tuy nhiên, nhậm chức mới là từ chính xác. Bởi nhận vốn là nhìn, biết, chịu một điều gì đó ở thế thụ động. Còn nhậm chức thể hiện rõ được việc giữ chức vụ, gánh vác và đảm đương công việc do cấp trên giao phó.

8. Sát nhập hay sáp nhập

 Từ sát nhập vốn là biến âm của từ sáp nhập. Tuy nhiên, khi phân tích rạch ròi thì nó vô nghĩa. Từ sáp nhập có nghĩa là nhập chung, gộp lại làm một. Nó được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

9. Dữ và giữ: 1 trong 20 lỗi chính tả kinh điển

 Dữ là tính từ chỉ tính cách như dữ dằn, giận dữ. Tuy nhiên, nó lại thường xuyên bị nhầm lẫn với từ “Giữ” trong giữ gìn chỉ tính sở hữu. Bạn nên chú ý khác biệt của chúng để tránh sai lầm khi sử dụng trong các văn bản.

10. Dành hay giành

 Dành và giành đều có ý nghĩa trong tiếng Việt tuy nhiên ý nghĩa của nó hoàn toàn khác biệt. Trong khi từ giành là động từ chỉ sự tranh đoạt còn từ dành mang ý nghĩa tiết kiệm, cất giữ hoặc xác định quyền sở hữu của bản thân.

 >>> Xem thêm: Mô hình Content AIDA là gì 

11. Chuẩn đoán hay chẩn đoán

 Cụm từ này thường được sử dụng với các sĩ khi khám lâm sàng. Chẩn đoán là từ chính xác. Ý nghĩa của nó là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng  lâm sàng, kết quả xét nghiệm để kết luận tình trạng của bệnh nhân.

12. Truyện hay chuyện

 Chuyện là những thứ được mọi người kể bằng miệng, truyền từ người này qua người kia. Còn truyện là thứ được viết ra cho mọi người đọc. Cách sử dụng của hai từ này hoàn toàn khác biệt.

13. Dẫm và giẫm

 Từ dẫm và giẫm thường bị sử dụng lẫn lộn với nhau. Tuy nhiên, mọi người cần chú ý bởi ý nghĩa của nó hoàn toàn khác biệt. Trong khi từ dẫm là dùng cho từ dựa dẫm thì giẫm là sử dụng trong trường hợp giẫm đạp.

14. Sương và xương

 Sương/ xương hay bị sử dụng nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, xương là dùng cho xương cốt. Còn từ sương được dùng chỉ hơi nước xuất hiện vào sáng sớm, trong những hoàn cảnh thời tiết đặc biệt. Như sương muối, sương sớm, sương mù…

Xem dịch vụ của Viết Bài Xuyên Việt:

15. Sáng lạn và xán lạn – 1 trong 20 lỗi chính tả kinh điển

 Có lẽ đây là một trong những lỗi chính tả kinh điển nhất của người Việt Nam. Hầu hết mọi người cho rằng từ sáng lạn là đúng. Tuy nhiên, đây chỉ là một từ biến âm, không được công nhận rộng rãi.

 Xán lạn là từ ghép lại bởi 2 từ gốc hán. Xán là rực rỡ, lạn là sáng sủa. Khi bạn thay đổi 1 trong 2 từ, ý nghĩa của nó không còn được như trước nữa. Thậm chí, nó còn có thể trở thành một từ vô nghĩa.

16. Rốt cuộc hay rốt cục

 Trong thực tế, hầu hết chúng ta sử dụng từ rốt cục hay rút cục. Tuy nhiên từ đúng phải là rốt cuộc. Nó được dùng để chỉ một kết quả nào cuối dùng mà nhiều người không nghĩ đến.

17. Chẳng lẽ hay chẳng nhẽ

 Chẳng lẽ là một từ thường được đặt ở đầu câu. Nó được dùng diễn tả suy đoán về khả năng mà bản thân không hề tin có thể xảy ra. Nó cũng được dùng trong trường hợp sử dụng để suy đoán.

18. Giã hay dã

 Dã: Đây là từ được sử dụng trong trường hợp từ hoang dã. Nó mang tính chất hoang sơ, chưa được thuần hóa. Còn từ giã thường được ghép với những từ khác như giã từ, giục giã.

19. Bắt chiếc hay bắt chước

 Bắt chước có nghĩa là làm theo cách của người khác. Thế nhưng, từ này được xem là một từ khó phát âm. Chính vì vậy người Việt thường sử dụng từ bắt chiếc mà không biết rằng đây là một từ vô nghĩa.

20. Xuất và suất

 Ở đây, từ xuất động từ. Bạn có thể dùng nó trong những từ ghép như sản xuất, xuất hiện, xuất bản, xuất khẩu… Còn từ suất là danh từ thường được dùng như suất ăn, tỉ suất, hiệu suất.

 Trên đây, là 20 lỗi chính tả kinh điển mọi người thường mắc phải. Hy vọng, bạn đã có được những thông tin hữu ích cho công việc của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *