Thương hiệu OEM là gì? Lợi thế của nó

Với sự phát triển của xã hội thì ngày càng nhiều doanh nghiệp, mặt hàng kinh doanh với nhiều hình thức khác nhau ra đời. Trong đó, mô hình kinh doanh OEM đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng và đánh giá cao. Vậy thương hiệu OEM là gì? Lợi thế của mô hình này là gì? Tại bài viết của Viết Bài Xuyên Việt sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết nhé!

Tìm hiểu về thương hiệu OEM là gì?

Chúng ta thường được nhắc đến nhiều về thương hiệu OEM, tuy nhiên cũng khá nhiều người chưa nắm bắt được nghĩa của thương hiệu OEM là gì? Thực chất OEM là từ viết tắt tiếng Anh là “Original Equipment Manufacturer”. Có nghĩa hiểu là nhà sản xuất thiết bị gốc.

OEM thường được sử dụng để chỉ những công ty chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm theo đơn đặt hàng của đối tác. Theo đó, hàng OEM có thể được hiểu chính là những sản phẩm được một công ty hoặc xưởng thuộc dạng OEM sản xuất nhưng lại được đưa ra thị trường dưới tên thương hiệu của công ty đặt sản phẩm đó.

Những mặt hàng của OEM được hiểu là rất đa dạng về chủng loại, chất lượng và mức giá riêng. Các sản phẩm OEM nhìn chung đều được các doanh nghiệp sử dụng ưa chuộng bởi nó có chất lượng tốt. Những sản phẩm OEM này thường được gia công tại nước thứ 3 và phần lớn nước thứ 3 này đều là Trung Quốc.

Về bản chất thì OEM là một phương thức sản xuất trên dây chuyền sản xuất chứ không phải thuộc một thương hiệu hay quốc gia cụ thể nào. Tuy nhiên, sản phẩm OEM không phải là hàng FAKE như nhiều người lo lắng. Bởi các sản phẩm OEM là hàng chính hãng nhưng những bộ phận máy móc của nó sẽ được nhập khẩu riêng từ nhà máy sản xuất và sẽ được lắp ráp, đóng hàng tại nước sở tại. Thế nên chúng ta có thể thấy những sản phẩm quốc tế cũng có thể gắn nhãn mác như made in Vietnam hay made in China.

Đọc Thêm: Dịch vụ SEO Intent

Các yêu cầu để đặt hàng của thương hiệu OEM là gì?

Như vậy bạn có thể biết được khái niệm về thương hiệu OEM là gì? Vậy thì làm sao để có thể đặt hàng của thương hiệu OEM. Trong quá trình sản xuất mặt hàng thì nhà sản xuất OEM phải đáp ứng nhu cầu của người đặt hàng và đảm bảo quy trình sản xuất. Còn đối với những đơn vị đặt hàng của công ty OEM thì phải đảm bảo được 2 yếu tố chính như sau:

  • Đơn vị nhập hàng OEM thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về số lượng và yêu cầu của sản phẩm như thế nào. Điều này cần phải báo trước qua đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất. Từ đó giúp cho đơn vị sản xuất có thể đảm bảo đáp ứng tốt được các yêu cầu của đơn vị đặt hàng.
  • Yếu tố tiếp theo là đơn vị đặt hàng không được tự ý cung cấp các sản phẩm OEM ra thị trường theo kiểu bán lẻ, tách rời từng linh kiện, bộ phận. Quy định của OEM là đơn vị đặt hàng chỉ được lắp ráp và bán sản phẩm đã hoàn thiện từ nhà sản xuất chính hãng.

Chiến lược sản xuất hàng OEM đem đến lợi ích như thế nào?

Khi đã hiểu rõ về khái niệm của thương hiệu OEM là gì thì chúng ta có thể nhận thấy chiến lược sản xuất hàng OEM khác hẳn với việc sản xuất truyền thống. Có thể nói, mặt hàng OEM có ưu điểm nổi bật nhất là ở công đoạn sản xuất.

Những đơn vị áp dụng chiến lược sản xuất sản phẩm OEM thì có thể triển khai được nhiều chiến lược kinh doanh và họ có thể thực hiện nhiều mặt hàng cùng một lúc. Từ đó tạo ra sự đa dạng về các mặt hàng, giúp cho họ có thể tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Bên cạnh đó, đơn vị sản xuất cũng có thể áp dụng những sản phẩm mà họ đã nghiên cứu ra để đáp ứng được các yêu cầu của đơn vị đặt hàng. Thế nên, khi áp dụng chiến lược sản xuất OEM thì khách hàng sẽ không bị nhân bản, ăn cắp hay bị sao chép sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Một lợi thế quan trọng nữa của chiến lược OEM chính là giúp tiết kiệm tối đa được những chi phí nhất định nhờ việc hạn chế các công đoạn hay thủ tục không cần thiết. Điều này giúp cho việc sản xuất các mặt hàng OEM có được mức giá phù hợp nhất.

Giá của các sản phẩm thương hiệu OEM

Rất nhiều người quan tâm đến mức giá của mặt hàng OEM có đắt không? Giải đáp băn khoăn này thì giá của các loại hàng hóa cung cấp theo dạng OEM sẽ có mức giá thấp hơn giá sỉ và ở các vị trí đối tác OEM. 

Bởi sản phẩm của OEM là sản phẩm chính từ các đơn vị sản xuất chính hãng, không thông qua khâu trung gian nào. Thế nên mức giá bán của sản phần OEM sẽ rẻ hơn, phù hợp với khách hàng hơn.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Viết Bài Xuyên Việt có thể giúp bạn đọc nắm bắt rõ được thương hiệu OEM là gì cũng như lợi ích của chiến lược này. OEM được xem là chiến lược giúp cho các doanh nghiệp phát triển tốt. Đồng thời những người tiêu dùng khi hiểu rõ về OEM sẽ giúp bạn trở thành người tiêu dùng thông thái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *