Performance Marketing: Khái niệm và ưu điểm

by Trần Thắng
155 views
Performance Marketing

Performance Marketing là gì và đóng vai trò như thế nào trong công việc kinh doanh của các doanh nghiệp? Tìm hiểu về các loại hình thanh toán và các hình thức Performance Marketing được áp dụng nhiều hiện nay. Viết Bài Xuyên Việt sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn đọc.

1. Performance Marketing là gì?

Performance Marketing la gi 1

Theo định nghĩa Performance Marketing (tiếp thị dựa trên hiệu suất) là một nhánh của Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số). Cũng là một phương thức quảng cáo, quảng bá hình ảnh thương hiệu nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Các doanh nghiệp sẽ triển khai những các hoạt động marketing phù hợp để mang lại hiệu quả rõ rệt về doanh số. 

Các doanh nghiệp thường sử dụng Affiliate hoặc sử dụng dịch vụ từ các đơn vị uy tín để triển khai tiếp thị hiệu suất. Doanh nghiệp sẽ thực hiện chi trả tiền cho đơn vị thực hiện khi đạt được kết quả cụ thể. Việc này mang lại nguồn lợi tiết kiệm ngân sách hiệu quả hơn.

2. Cách thức hoạt động của Performance Marketing

Cách thức hoạt động của Performance Marketing gồm có sự góp mặt của 4 nhóm đối tượng. Mỗi nhóm đối tượng đóng vai trò nhất định góp phần mang lại hiệu quả khi marketing.

a. Retailers và Merchants

Các nhà bán lẻ hay các doanh nghiệp thương mại điện tử được gọi chung là Advertisers, có nghĩa là người quảng cáo. Họ muốn thực hiện quảng cáo, quảng bá hình ảnh sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình để thu hút khách hàng. Họ không thực hiện quảng cáo trực tiếp mà thông qua những Affiliate Partners (các đối tác liên kết) hay Publishers (các nhà xuất bản).

b. Publishers và Affiliates

Nhóm đối tượng này thực hiện quảng cáo/quảng bá sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp để nhận hoa hồng. Nhóm đối tượng này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: blog, web đánh giá, tạp chí trực tuyến, social group, các influencers (người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội)…

c. Affiliate Networks

Affiliate Networks

Nhóm đối tượng này đóng vai trò như một đơn vị trung gian kết nối các doanh nghiệp muốn quảng cáo với đối tác thực hiện quảng cáo. Vậy nhiệm vụ của họ là gì?

  • Cung cấp các công cụ phục vụ cho quảng cáo: banner, textlink.
  • Theo dõi, quản lý khách hàng tiềm năng, lần truy cập, chuyển đổi người truy cập thành khách hàng tiềm năng.
  • Đóng vai trò trung gian thanh toán hoa hồng cho bên thực hiện quảng cáo.
  • Giải quyết tranh chấp nếu có giữa 2 bên.

d. Affiliate Managers

Nhóm đối tượng này là các chuyên viên hỗ trợ các vấn đề liên quan đến Affiliate. Ví dụ như tiến hành đề xuất hình thức quảng cáo phù hợp, công cụ quảng cáo, từ khóa quảng cáo tốt nhất, xử lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật.

Mỗi nhóm đối tượng đều đóng vai trò cần thiết cho công cuộc quảng bá thương hiệu hình ảnh hay sản phẩm/dịch vụ diễn ra thành công.

3. Các hình thức Performance Marketing phổ biến

Hiện nay mọi người lựa chọn những hình thức Performance Marketing nào? Cùng tham khảo qua vài hình thức phổ biến như:

a. Native Advertising 

Hình thức này mang lại nhiều cơ hội tạo ra các cú nhấp chuột trên các trang web bán hàng thu hút khách hàng tiềm năng. Native ads có phần không giống với quảng cáo thông thường. Hình thức này tuân theo các hình thức và các chức năng bình thường của một trang web. Native ads áp dụng phương thức thanh toán CPM (cost per mile: chi phí cho 1000 lần hiển thị) và CPC (cost per click: chi phí cho mỗi cú nhấp chuột).

b. Sponsored Content

Các Influencers, những trang web chuyên nội dung thường sử dụng phương thức này. Những đối tượng này thường đăng các bài viết thu hút theo chủ đề chính để quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Sau đó có thể nhận thù lao từ doanh nghiệp muốn quảng cáo. Phương thức thanh toán cho hình thức này có thể là: sản phẩm miễn phí, thanh toán trên CPA (tổng hợp tất cả các loại phương thức thanh toán), CPM, CPC.

c. Affiliate Marketing

Affiliate Marketing

Các Publisher sẽ bán sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Để bán hàng thì các bài viết sẽ có link liên kết riêng đến trang web của bạn. Trường hợp Publisher thu được đơn hàng, có khách hàng tiềm năng, cú nhấp chuột về sản phẩm họ sẽ nhận được hoa hồng từ doanh nghiệp. Các phương thức thanh toán khi áp dụng hình thức này CPA, CPC, CPM…

d. Social Media Marketing

Kinh doanh thông qua các trang mạng xã hội, các kênh truyền thông trực tuyến nổi tiếng hiện nay. Có thể kể đến các trang mạng xã hội phù hợp cho việc quảng cáo như: Facebook, Instagram, Youtube, Pinterest… Các doanh nghiệp thu hút sự tương tác của người mua bằng các bài viết, video quảng cáo. 

e. Search Engine Marketing

Tiếp thị thông qua các công cụ tìm kiếm tự nhiên hoặc trả phí. Các thanh công cụ cũng là kênh quảng cáo được nhiều người ưa chuộng như Google, Bing. Doanh nghiệp sẽ trả phí cho các cú nhấp chuột vào bài quảng cáo. Với các dạng tự nhiên thì thực hiện quảng cáo không tính phí như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO, dùng thuật toán riêng để giúp bài viết quảng cáo nằm top đầu.

Áp dụng Performance Marketing mang lại nhiều lợi ích cũng có không ít những nhược điểm. Hãy tìm hiểu kỹ các đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo uy tín để hợp tác mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Bài viết cũng đã giải đáp rõ thắc mắc Performance Marketing là gì rồi.

You may also like

Leave a Comment