Malware Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Malware

Malware – Nỗi ám ảnh cho người dùng máy tính mỗi khi nhắc đến tên của nó. Sự có mặt của Malware trong máy tính sẽ khiến mọi thông tin, dữ liệu của bạn bị đánh cắp hoặc tệ hại hơn là nó xóa sạch đi toàn bộ dữ liệu quan trọng. Vậy Malware là gì? Làm thế nào để nhận biết máy tính nhiễm Malware? Và cách xử lý nó như thế nào?

Nội dung bài viết này, Viết Bài Xuyên Việt sẽ giúp bạn có được lời giải đáp chính xác cho những câu hỏi trên. 

Malware là gì? Malware có phải virus không? 

Malware là từ ghép của malicious và software. Trong đó, malicious = độc hại, software = phần mềm. Vậy khi gom nhóm 2 từ này lại với nhau bạn có thể hiểu một cách đơn giản, Malware chính là phần mềm độc hại, được các hacker tạo ra với một đích xâm nhập, lấy cắp hoặc phá hoại dữ liệu trên máy tính, thậm chí là chiếc điện thoại của bạn một cách “âm thầm”. 

Nhiều người đang đánh đồng, Malware và virus là một. Thực chất, Malware mang ý nghĩa bao hàm hơn virus, bởi Malware sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó Virus là một thành viên trong tập hợp các Malware phổ biến nhất hiện nay. 

Có những loại Malware phổ biến nào? 

Để điểm tên toàn bộ các loại Malware đang tồn tại hiện nay thực sự là điều khá khó khăn, bởi khi công nghệ phát triển, những anh chàng hacker cũng sẽ tạo ra nhiều thể biến hóa cho malware xâm nhập lặng lẽ vào hệ thống. Do đó, trong phần chia sẻ dưới đây Viết Bài Xuyên Việt sẽ thống kê top 6 loại malware độc hại phổ biến thường gặp như: 

Adware/spyware

Loại mã độc này được tạo ra thông qua các popup quảng cáo xuất hiện bất ngờ trên máy tính của bạn, không chỉ làm giảm hiệu suất máy tính mà nó còn làm chậm hoặc treo máy. Lúc này, bắt buộc bạn phải khởi động “nóng” mới có thể tiếp tục sử dụng. Việc khởi động nóng máy tính quá nhiều lần dẫn đến main trên máy rất dễ bị hỏng.

Worm – Sâu

Năm 1988, thế hệ sâu Morris đầu tiên được ra đời. Loại malware này mang thủ đoạn cực kỳ tinh vi được phát tán rộng rãi trên môi trường Internet, chỉ cần bạn vô tình vấp phải chúng thì trong vòng vài giây chiếc máy tính của bạn dường như bị thất thủ.

Sâu máy tính là loại Malware có khả năng phát tán khá nhanh

Virus máy tính

Virus máy tính lây nhiễm bằng con đường trung gian thông qua một file phương tiện khác. Chẳng hạn, bạn vô tình cắm chiếc USB bị nhiễm virus thì “xin chia buồn” chiếc máy tính của bạn đã vô tình dính phải chúng. Cách duy nhất lúc này là bạn hãy rút USB ra một cách an toàn và sử dụng phần mềm diệt virus để diệt tan bọn virus ác ôn này ra khỏi máy tính của mình. 

Xét về mặt cấu tạo virus máy tính có 3 thành phần chính như sau: 

  • Payload: Đảm nhiệm vai trò vô hiệu hóa các chức năng của máy tính trong một khoảng thời gian ngắn và phá hoại các dữ liệu mà chúng đã quét qua. 
  • Concealer: Thành phần này sẽ giúp virus ẩn nấp và lẩn tránh các anti-malware. 
  • Replicator: Có thể nói đây là trung tâm chỉ huy phát tán malware đi khắp mọi ngóc ngách, và tất nhiên sự phát tán này sẽ diễn ra một cách lặng lẽ. 

Ransomware

Đây là công cụ hái ra tiền của nhiều hacker trên máy tính. Ransomware hoạt động bằng cách mã hóa và khóa dữ liệu trên máy tính, để giải mã hacker sẽ yêu cầu bạn gửi cho họ một khoản tiền được coi là tiền chuộc.
Với loại Ransomware “dỏm” nó chỉ dừng ở mức độ khóa máy tính, bạn có thể mở khóa dễ dàng nhờ vào chế độ Safe Mode. Nhưng cấp độ nguy hiểm hơn, Ransomware tiến sâu vào mã hóa toàn bộ dữ liệu trong ổ cứng, chặn quyền truy cập từ người dùng, và tất nhiên lúc này chỉ có tiền mới giải quyết được tất cả. 

Ransomware là loại Malware kinh tế, được xem là công cụ hái ra tiền được tạo ra từ các tin tặc

Trojan horse – Mã độc ngựa gỗ thành Troy

Theo nhận định từ Lenny Zalter và Ed Skoudis, bạn sẽ rất dễ bị Trojan horse đánh lừa bởi vị tinh vi của nó. Nếu thoạt nhìn bạn sẽ nhận thấy loại malware này khá hữu dụng, an toàn nhưng đằng sau vẻ “ưa nhìn” ấy lại ẩn chứa nhiều “thủ đoạn” khó lường.

Trojan horse có khả năng phá vỡ hàng rào bảo vệ của phần mềm diệt virus trên máy tính. Đặc biệt, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng Trojan horse sở hữu thuật ẩn thân hoàn hảo bằng cách đổi tên nó trùng với những file thông thường trong hệ thống máy tính. 

Khi ngụy trang thành công, Trojan horse sẽ bắt đầu tiến hành âm mưu mà nó đang ấp ủ như: 

  • Lấy cắp thông tin về tài khoản ngân hàng hay thông tin thẻ tín dụng. 
  • Lấy quyền kiểm soát máy tính từ đó làm hỏng hoặc xóa dữ liệu. 
  • Truy cập và hiển thị chi tiết về những thông tin cá nhân của bạn.
  • Sử dụng máy tính của bạn để thực hiện những công việc phi pháp.

Backdoor

Trong khái niệm về an toàn thông tin, Backdoor được hiểu là “cửa sau” hoặc “cửa bí mật”. Cánh cửa này chính là nơi tin tặc xâm nhập vào hệ thống máy tính. Bạn có biết rằng, chỉ cần 1 lần xâm nhập thành công, thì cánh cửa này sẽ được mở hoàn toàn giúp cho tin tặc đi vào một cách thoải mái ở lần 2, lần 3,… và nhiều lần sau đó. Backdoor chỉ thật sự đóng lại khi bạn phát hiện và tiêu diệt nó. 

Cũng tương tự như các loại malware khác, Backdoor đi vào hệ thống máy tính với nhiệm vụ làm chủ tài khoản, lấy cắp thông tin và phá hủy dữ liệu. 

Backdoor được mở ra âm thầm lặng lẽ ngay cả khi bạn đang sử dụng máy tính

Dấu hiệu báo động máy tính bị nhiễm Malware 

Malware cũng giống như căn bệnh ung thư ở người, nếu bạn phát hiện nhanh, tiêu diệt tận gốc chúng sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến dữ liệu của máy tính. Vậy dấu hiệu nhận biết máy tính bị nhiễm Malware là gì? 

Thông báo lạ xuất hiện và chương trình trên máy tự ý khởi động

Nếu một ngày đẹp trời bạn gặp phải một vài dấu hiệu lạ như sau: 

  • Hệ điều hành máy tính tắt đột ngột mà không có lý do. 
  • Vài chương trình lạ trên chiếc máy tính của bạn khởi chạy bất thường. 
  • Windows gửi cảnh báo bạn mất quyền truy cập vào ổ dữ liệu. 

Bỏ qua các yếu tố về mặt kỹ thuật, thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo rõ nét chiếc máy tính của bạn đã bị Malware xâm nhập.

Máy tính bị chậm, hoạt động chập chờn

Malware khi xâm nhập vào máy sẽ làm đảo lộn một số file trong hệ thống, khiến chúng mất kiểm soát vì thế gây ra tình trạng ì ạch khi giải quyết các tác vụ từ người dùng. 

Tuy nhiên, có những trường hợp máy tính bị chậm là do bạn chứa quá nhiều dữ liệu và tệp rác trên máy. Vì vậy, bạn có thể thử sử dụng phần mềm CCleaner để dọn dẹp máy tính. Nếu sau khi hoàn tất dọn dẹp nhưng hiệu suất của máy vẫn không cải thiện thì chắc chắn 98% máy tính đã bị Malware “ghé thăm”.

Chương trình kiểm soát máy tính bất ngờ xuất hiện và đòi tiền chuộc

Vấn đề này thường gặp ở những hệ thống máy tính của công ty/ doanh nghiệp, nơi lưu trữ các tài liệu mật trong kinh doanh. Chúng sẽ đưa ra cảnh báo giả mạo yêu cầu bạn gửi một khoản tiền nhất định để lấy lại các thông tin đã bị mã hóa hoặc bị xóa mất. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng việc bạn trả tiền vẫn chưa đảm bảo sẽ lấy lại được những thông tin bị đánh cắp. Vì thế, bạn cần tỉnh táo xử lý khi gặp phải tình huống này nhé!

Bài viết lạ xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội của bạn

Bỗng dưng bạn bè trên Facebook nhận được những tin nhắn lạ từ bạn? Hay trang cá nhân xuất hiện hàng loạt các chia sẻ với nội dung 18+, tiếng nước ngoài,…. thì chắc chắn rằng 100% malware đã xâm nhập vào hệ thống máy tính thông qua mạng xã hội Facebook

Thông thường Malware này sẽ tạo ra những thông tin hấp dẫn, kích thích trí tò mò của người dùng, nếu vô tình  nhấp vào thì người đó sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo.

Các thay đổi bất thường trên trình duyệt web

Bạn không thực hiện bất kỳ thao tác gì nhưng thanh tìm kiếm trên trình duyệt hiển thị những tùy chọn bất thường. Bạn truy cập vào Website Vietbaixuyenviet.com nhưng trình duyệt lại điều hướng bạn đến một trang web lạ không hề mong muốn. Vậy thì hãy cẩn trọng tắt đi trình duyệt này và sử dụng phần mềm diệt Malware chuyên dụng để quét chúng ra khỏi máy tính của bạn nhé!

Kết luận

Malware là gì thật ra không quá khó hiểu đúng không nào? Hãy tưởng tượng nó là một căn bệnh nguy hiểm cho chiếc máy tính của bạn. Đừng quên, chủ động phòng tránh Malware bằng cách thiết lập hàng rào bảo mật cao cho máy tính của mình. Không nên tò mò nhấp vào những liên kết lạ hoặc tệp tin không rõ nguồn từ đâu đến. 

Hãy đồng hành cùng Viết Bài Xuyên Việt khám phá thêm nhiều thông tin thú vị hơn nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *