Công việc kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng vì nó đòi hỏi sự nhạy bén và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng cao nhất. Bằng mọi công cụ marketing, doanh nghiệp sẽ nỗ lực hết mình để tiếp cận và làm hài lòng khách hàng nhất có thể. Gần đây, một công cụ được sử dụng rất nhiều đó là telesales. Bạn biết gì về công cụ marketing này và cũng muốn tìm hiểu một giải pháp mới cho doanh nghiệp mình. Vậy hãy để Viết Bài Xuyên Việt giải đáp cho bạn những lĩnh vực nào nên dùng và không nên dùng Telesales nhé!
Mục lục
Giải thích về Telesales là gì?
Đầu tiên, muốn xem lĩnh vực nào nên dùng và không nên dùng Telesales, bạn cần biết Telesales là gì? Đừng nhầm lẫn Telesales với Telemarketing nhé! Telesales là một phương thức chuyên bán sản phẩm trực tiếp qua điện thoại, mục đích cuối cùng là nhằm chốt được đơn hàng cho công ty. Còn Telemarketing là dịch vụ giúp tạo nhu cầu, thu thập thông tin khách hàng và tạo cơ hội thúc đẩy bán hàng qua điện thoại.
Các nhân viên Telesales sẽ là người chủ động liên hệ bằng điện thoại với khách hàng để tư vấn và chốt sale sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Thông thường, các nhân viên đều có một khung sườn kịch bản sẵn để tư vấn nhanh chóng tới khách hàng. Ngoài ra, họ còn thu thập dữ liệu, thông tin và phân chia khách hàng theo tiềm năng.
Không chỉ gọi điện chào hàng, tạo mối quan hệ với những khách hàng mới mà nhân viên Telesales còn cần duy trì chăm sóc khách hàng đã mua sản phẩm và tiếp tục bán những đơn hàng mới. Telesales sẽ kết hợp cùng các phương thức bán hàng khác để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của chiến dịch.
Những lĩnh vực nên dùng Telesales
Vậy những lĩnh vực nào nên dùng và không nên dùng Telesales? Trước hết, Viết Bài Xuyên Việtmuốn tiết lộ 6 lĩnh vực nên lựa chọn Telesales trong kinh doanh. Có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong những lĩnh vực này đã áp dụng Telesales và cho thấy hiệu quả cao.
Thực phẩm chức năng
Đứng thứ nhất trong danh sách không thể bỏ là Telesales bán thực phẩm chức năng. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của mọi người ngày càng được chú trọng. Khác với những sản phẩm thuốc chữa bệnh thì thực phẩm chức năng lại không yêu cầu quá khắt khe về công năng hay có nhiều chống chỉ định. Vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng rất dễ dàng chốt đơn qua điện thoại.
Bảo hiểm nhân thọ
Tiếp theo đó là lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Các công ty bảo hiểm thường kết hợp nhiều hình thức quảng cáo, nhất là những buổi hội thảo, workshop,…. để giới thiệu, tư vấn về những lợi ích sẽ nhận được khi tham gia các gói bảo hiểm. Sau đó, dữ liệu khách hàng sẽ được thu thập và các nhân viên telesales bảo hiểm nhân thọ sẽ tư vấn cụ thể, phù hợp với từng khách hàng và hẹn ký hợp đồng dễ dàng.
THAM KHẢO THÊM: 10 lĩnh vực kinh doanh HOT trong năm 2020
Bất động sản
Lĩnh vực bất động sản luôn hoạt động nhộn nhịp bởi nhu cầu về nhà ở, mặt bằng kinh doanh hay đầu tư bất động sản chưa bao giờ giảm nhiệt. Thông thường, những nhân viên telesales bất động sản là những chuyên viên được đào tạo bài bản về các sản phẩm họ chào bán, hẹn gặp khách hàng đến thăm quan trực tiếp, ký hợp đồng và đặt cọc luôn.
Dịch vụ viễn thông
Các dịch vụ viễn thông hiện nay vô cùng đa dạng như hỗ trợ các gói lắp đặt Internet, truyền hình mặt đất, đăng ký mạng 4G,… Các nhà mạng thường sẽ sở hữu những database khách hàng rất lớn, vậy nên họ sẽ trực tiếp đào tạo đội ngũ Telesale chuyên nghiệp, tư vấn cho khách hàng những tiện ích mới và cần thiết nhất.
Giáo dục
Các khóa học online và offline đang được rất nhiều người ưa chuộng. Có thể kể đến như các trung tâm ngoại ngữ (tiếng Anh, Nhật, Hàn, Trung,…), nền tảng dạy trực tuyến,… đã áp dụng Telesales để tư vấn và bán các khóa học cho khách hàng muốn theo học nhanh chóng, dễ dàng.
Du lịch
Các kỳ nghỉ cuối tuần, lễ Tết, nghỉ hè, giáng sinh,… là khi nhu cầu về du lịch rất lớn. Tuy vậy, mọi người thường bận rộn với công việc nên không có thời gian đến tận công ty du lịch để ngồi nghe tư vấn. Vì vậy, đó là cơ hội giúp Telesales du lịch thành công.
Những lĩnh vực không nên dùng Telesales
Chắc rằng bạn đã có thêm nhiều ý tưởng về nên áp dụng Telesales cho doanh nghiệp mình! Ngoải những lĩnh vực nên dùng thì có những lĩnh vực đặc thù không nên dùng Telesales như sau:
Mỹ phẩm
Mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp không chỉ cho nữ giới mà nam giới cũng ngày càng được quan tâm và lượng mua tăng lên. Tuy nhiên, vì tính chất ảnh hưởng đến nhan sắc cũng như chính sức khỏe của người dùng thì Telesales sẽ rất khó thấy được hiệu quả đối với những khách hàng chưa từng sử dụng sản phẩm, chưa tin tưởng vào chất lượng và cũng như nhà cung cấp.
Nếu doanh nghiệp của bạn lựa chọn hình thức kinh doanh Telesales mỹ phẩm thì nên áp dụng với những khách hàng cũ, khách hàng trung thành với doanh nghiệp. Bởi họ đã từng trải nghiệm sản phẩm, tin vào thương hiệu thì khả năng chốt đơn lần nữa sẽ cao hơn.
Hỗ trợ tài chính, vay vốn
Sự thiếu uy tín của những tổ chức tín dụng đen, những dịch vụ cho vay tiền với lãi suất cao giả danh dưới tên tổ chức hỗ trợ tài chính, vay vốn nhanh đã khiến khách hàng ngày càng ngờ vực về cảnh giác hơn. Thậm chí, sự quy chụp, khó chịu với lĩnh vực này khiến Telesales hỗ trợ tài chính không còn hiệu quả.
Thời trang
Những sản phẩm thời trang, may mặc thường cần kinh doanh theo mô hình cửa hàng, điểm chạm sản phẩm với khách hàng. Vì khi đó, khách hàng có thể trực tiếp mặc thử, đi thử, cảm nhận chất lượng chất liệu sản xuất và ra quyết định mua hàng. Để áp dụng telesales cho kinh doanh mặt hàng thời trang thì chỉ nên dùng cho những thương hiệu cao cấp, hoặc giá rẻ, mẫu thiết kế độc lạ mới có thể thu hút khách hàng.
Kết luận
Như vậy, những thông tin tổng hợp về các lĩnh vực nào nên dùng và không nên dùng Telesales đã được gửi đến bạn. Hy vọng, Viết Bài Xuyên Việt đã giúp bạn tăng một chút kiến thức về công cụ Telesales. Dù mang lại hiệu quả đến đâu thì một công cụ marketing cũng không thể giải quyết hết mọi vấn đề của doanh nghiệp. Vậy nên hãy phối hợp với những công cụ khác để giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhé!