Goodwill là gì: Khái niệm, ý nghĩa và cách tính

Goodwill là gì? Tài chính, kinh tế và tiền tệ luôn là  lĩnh vực được quan tâm hiện nay. Có kinh tế thì xã hội mới phát triển và đời sống của con người mới được nâng cao.  Đối với các nhà đầu tư, chỉ khi chọn đúng hướng thì mới có thể gặt hái được thuận lợi trên con đường thành công. Và sau đây Viết Bài Xuyên Việt sẽ cùng tìm hiểu các thông tin liên quan tới Goodwill!

Goodwill là gì?

Khái niệm

Goodwill (Lợi thế thương mại): Là một loại tài sản vô hình, hoặc không được lưu hành. Chúng sẽ chỉ phát sinh khi một người mua lại doanh nghiệp hiện có.

Goodwill đại diện cho những tài sản không thể nhìn thấy được, chúng xuất hiện trong bảng cân đối kế toán của công ty. Goodwill chỉ được ghi nhận khi giá trị mua lớn hơn tổng giá trị tài sản vô hình và nợ phải trả.

Các loại tài sản trong goodwill gồm:Thông tin khách hàng, thương hiệu công ty, các mối quan hệ với nhân viên, đối tác; giải thưởng, công nghệ độc quyền,…

Ý nghĩa goodwill với hoạt động doanh nghiệp

Với khái niệm về Goodwill là gì mà chúng tôi cung cấp ở trên, thì ý nghĩa của  lợi thế thương mại với doanh nghiệp gồm:

+ Nâng cao định giá của doanh nghiệp hơn so với thực tế và giá trị thuần khi bán lại cho doanh nghiệp khác.

+ Giúp doanh nghiệp nhận được giá trị cao hơn về lượng tiền bán được, bù đắp thiệt hại khi đang bị xuống dốc và lúc doanh nghiệp khác mua lại.

Xem thêm:

Công thức tính goodwill là gì?

Bạn muốn có cách tính chuẩn xác goodwill thì có thể áp dụng ngay công thức sau:

Goodwill (Lợi thế thương mại) = P-(A+L)

Trong đó:

  • P: Giá mua của công ty mục tiêu
  • A: Giá thị trường của tài sản
  • L: Giá thị trường của khoản nợ

Thông thường, lợi thế thương mại sẽ chỉ phát sinh trong quá trình mua lại khi bên thâu tóm mua một công ty mục tiêu bất kỳ. Phần chênh lệch giữa số tiền mà bên mua trả cho giá trị sổ sách của công ty mục tiêu sẽ được gọi là giá trị lợi thế thương mại. Giá trị này có thể là dương hoặc âm. Bởi giá trị lợi thế thương mại âm thì đây có thể là giá trị của công nghệ độc quyền, bản quyền,… Cũng đồng nghĩa với việc bên mua đã mua được công ty mục tiêu với mức giá hời. 

Goodwill là gì thuộc một tài sản vô hình khi trình bày trên bảng cân đối kế toán của bên mua lại theo tài sản dài hạn. Do nó không giống như tài sản vật chất (máy móc, thiết bị, tòa nhà,…)

Goodwill xuất hiện khi nào?

Goodwill (Lợi thế thương mại) sẽ chỉ xuất hiện nếu một cá nhân, công ty, tổ chức khác thâu tóm toàn bộ và mua lại công ty khác với mức giá nhỏ hơn so với giá thị trường. Điều này chỉ xuất hiện khi một công ty mục tiêu không thực hiện hoặc không thể thương lượng để nhận được một mức giá hợp lý. Trường hợp lợi thế thương mại âm thì nó sẽ xuất hiện trên bảng cân đối kế toán của người mua lại công ty khác.

Những thành phần tạo nên lợi thế thương mại gồm các thành phần có giá trị chủ quan, do đó sẽ kèm theo các rủi ro đáng kể. Thông thường mức định giá cao hay thấp sẽ phụ thuộc nhiều vào công ty mua lại.

Trường hợp định giá thương mại cao thì chắc chắn đây sẽ là tin xấu với cổ đông trực thuộc công ty mua lại bởi giá trị cổ phiếu tại thời điểm này thường giảm mạnh. Thực tế  đã chứng minh điều này, cụ thể nó từng xuất hiện trong vụ sáp nhập AOL – Time vào năm 2001.

Vậy, lợi thế thương mại là lợi thế hay gánh nặng với doanh nghiệp?

Thông thường nếu một công ty bỏ ra số tiền để mua lại doanh nghiệp khác sẽ đề ra một mức chi phí cao hơn giá trị sổ sách. Họ coi đây là một khoản đầu tư để mua lại lợi thế, tiềm năng của công ty đó. Và luôn hy vọng vào những định hướng chiến lược sắp tới sẽ giúp thu được một khoản lợi nhuận cao hơn.

Nhưng doanh nghiệp cũng sẽ phải ghi nhận khoản goodwill lớn và kéo theo đó chính là những áp lực liên quan tới chỉ tiêu lợi nhuận tính từ thời điểm mua lại công ty đó.

Goodwill là gì vừa đóng vai trò mang lại lợi thế và gánh nặng cho doanh nghiệp bởi: 

Theo các nội dung đã chia sẻ ở trên thì ngoài nhận được những lợi thế thương mại thì chính những kỳ vọng về mức lợi nhuận đạt được trong tương lai sẽ khiến doanh nghiệp bị áp lực. 

Trường hợp nếu công ty trước đã mua lại công ty đó những không có lợi nhuận đồng thời phải bù đắp cho khoản goodwill khấu hao của từng thời kỳ thì lúc này công ty sẽ phải hạch toán vào chi phí. 

Và tới định kỳ, khi công ty mẹ đánh giá tổn thất về lợi thế thương mại với công ty con và đưa được ra những bằng chứng cho thấy khoản goodwill bị tổn thất thì lúc này sẽ bị phân bổ theo những gì mà khoản lợi thế thương mại bị tổn thất ngay trong kỳ phát sinh. 

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp goodwill là gì và một số yếu tố khác có liên quan. Bạn có thể đọc và sử dụng khi cần. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, có thể để comment dưới bài viết để Viết Bài Xuyên Việt giải đáp giúp bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *