B2B là gì: Khái niệm và ưu điểm

by Trần Thắng
88 views
B2B là gì

B2B là gì? Đây có phải là mô hình kinh doanh được quan tâm nhiều nhất 2020? Đây là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. Viết Bài Xuyên Việt sẽ cung cấp những thông tin chi tiết B2B giúp mọi người hiểu thêm về mô hình này.

1. B2B là gì?

B2B là gì

B2B là từ viết tắt của cụm từ Business to Business, dịch sát nghĩa là doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đây là hình thức kinh doanh thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau. Hình thức kinh doanh chủ yếu là thương mại điện tử, vì vậy các cuộc giao dịch diễn ra tại các sàn giao dịch điện tử. Tuy vậy, vẫn có một số giao dịch diễn ra bên ngoài.

Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau mang lại nhiều lợi ích. Bên cạnh đó hiệu quả kinh doanh cũng cao hơn so với việc kinh doanh với cá nhân. Đặc biệt, các doanh nghiệp cùng hợp tác có thể giúp nhau phát triển thương hiệu hiệu quả.

Tại Việt Nam, mô hình kinh doanh này vẫn còn khá mới mẻ. Tuy nhiên tại các quốc gia khác trên thế giới đã áp dụng thành công B2B để phát triển doanh nghiệp.

2. Đặc điểm của mô hình B2B là gì?

b2b

Mỗi doanh nghiệp áp dụng mô hình B2B với quy trình riêng biệt. Áp dụng đúng cách sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian cùng tiền bạc. Có thể nhận dạng một số đặc điểm chính của B2B như sau:

  • Hoạt động chủ yếu qua mạng lưới giữa 2 doanh nghiệp.
  • Giảm thiểu chi phí và thời gian, cụ thể là chi phí tiếp thị và phân phối.
  • Doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Với B2B không cần những khâu trung gian không cần thiết.
  • Phần lớn các cuộc giao dịch diễn ra trên sàn giao dịch điện tử, rất tiện lợi và dễ dàng.

Có thể thấy, áp dụng mô hình B2B mang lại những lợi ích nhất định cho các doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu xem có những loại mô hình B2B nào được sử dụng nhiều hiện nay.

3. Các mô hình B2B phổ biến

b2b

Các bạn đã hiểu B2B là gì qua thông tin trên, vậy có những mô hình B2B nào? Hiện có những loại mô hình B2B được các doanh nghiệp chọn sử dụng như sau:

a. B2B sản phẩm hữu hình

Các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm hữu hình. Ví dụ như văn phòng phẩm, card visit của doanh nghiệp, trang thiết bị nội thất cho khách sạn, hay các loại hình sản phẩm khác đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Áp dụng hình thức B2B giao dịch chủ yếu qua Internet nên các doanh nghiệp cung cấp có thể kinh doanh sản phẩm bất kể mọi nơi. Đây cũng chính là ưu điểm của loại hình kinh doanh hiện đại này.

b. B2B dịch vụ

Đây là loại hình B2B cung cấp các sản phẩm vô hình. Những sản phẩm dịch vụ được các doanh nghiệp cung cấp có thể là: dịch vụ chăm sóc khách hàng, thiết kế đồ họa, dịch vụ SEO Content, dịch vụ kế toán – tài chính, dịch vụ luật doanh nghiệp, các dịch vụ tư vấn…

Các doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ trực tuyến và duy trì văn phòng để tương tác với khách hàng của mình. Tương tự thì với loại hình B2B dịch vụ sẽ không bị giới hạn về địa lý. Các doanh nghiệp có thể cung cấp những dịch vụ tốt nhất đến mọi người ở bất cứ đâu.

Tuy vậy, yêu cầu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ là phải tương tác với khách hàng thường xuyên, đội ngũ nhân viên phải có trình độ chuyên môn nhất định và chăm sóc khách hàng phải tốt. Nhờ vậy mới có thể duy trì việc kinh doanh thông qua cung cấp các dịch vụ đến khách hàng là doanh nghiệp.

c. B2B sản phẩm phần mềm

Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm là phần mềm, ứng dụng có thể phân loại vào sản phẩm hữu hình hoặc vô hình đều được. Sản phẩm là phần mềm thì có thể là: phần mềm lập hóa đơn, phần mềm quản lý mạng xã hội, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý doanh nghiệp…

Đối tượng khách hàng hướng đến của loại hình B2B này khá rộng. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn cần bỏ ra nhiều chi phí hơn để duy trì, quản lý server và hosting. Không những thế, đội ngũ CSKH cần làm việc thường xuyên để duy trì quan hệ với khách hàng. Và chắc chắn rồi, yêu cầu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao là điều cần thiết. Như vậy doanh nghiệp mới có sức cạnh tranh với các đối thủ.

d. B2B làm trung gian

Với mô hình B2B các doanh nghiệp thường giao dịch với nhau chủ yếu thông qua sàn giao dịch. Vậy nếu như các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm không có sàn giao dịch thì sao? Họ cần tìm đến những sàn giao dịch chất lượng, cho sản phẩm lên sàn, khách hàng sẽ tìm hiểu và chọn mua. Bên chịu trách nhiệm vận chuyển hàng sẽ là người cung cấp sàn giao dịch.

Vậy để thu hút các doanh nghiệp chịu sử dụng sàn giao dịch của mình, yêu cầu doanh nghiệp chứng minh được mức độ uy tín, những ưu điểm, chất lượng dịch vụ của mình. 

Trên đây là những thông tin giải đáp B2B là gì và các mô hình B2B phổ biến hiện nay. Để áp dụng hiệu quả các mô hình kinh doanh thích hợp, các doanh nghiệp hãy tìm hiểu kỹ hơn nhé.

You may also like

Leave a Comment