Thẻ Hreflang Là Gì? Tác Dụng Và Cách Tạo

Bạn có biết rằng, ở thời đại kinh doanh Online thì việc xây dựng website sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn. Vấn đề được đặt ra ở đây là khách hàng không chỉ ở một khu vực nhất định, họ có thể là những người ở nhiều vùng, sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Vậy thì có cách nào giúp họ nhanh chóng tìm tới website của bạn hay không? Đó chính là sử dụng Hreflang. Vậy thẻ Hreflang là gì? Có tác dụng ra sao với website? Và cách tạo thẻ này như thế nào?

Khái niệm thẻ Hreflang là gì?

Thẻ Hreflang là một loại thẻ siêu dữ liệu, thường được khai báo ngay trên đầu HTML của trang, trong HTTP header hay trên XML sitemap. Có thể thấy thẻ Hreflang này rất quan trọng khi ngay trong phần Webmaster Tool có riêng 1 phần yêu cầu nhập thông tin  thẻ. 

Chức năng của thẻ Hreflang là khai báo ngôn ngữ website thể hiện, hỗ trợ các công cụ tìm kiếm Search Engine trích xuất dữ liệu theo chuẩn ngôn ngữ mà website đang viết. Như vậy, công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào Hreflang để phục vụ người dùng với ngôn ngữ mà họ muốn tìm.

Nhờ vào việc khai báo của thẻ Hreflang, Google có thể xếp thứ hạng web cao hơn với ngôn ngữ mà trang web hỗ trợ. Không những thế, Hreflang còn có tác dụng giúp Google hiển thị đề xuất dịch sang ngôn ngữ sở tại trong trường hợp website của bạn có ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của người truy cập, qua đó giúp tăng lượt truy cập website.

Có thể ví dụ về cấu trúc thẻ Hreflang như:

  • Tiếng Việt cho người Việt: “<link rel=”alternate” href=”https://vietbaixuyenviet.com/” hreflang=”vi-vn” />”; 
  • Tiếng Anh cho người Mỹ: “<link rel=”alternate” href=”https://vietbaixuyenviet.com/” hreflang=”en-us“/>”;
  •  Tiếng Pháp cho người Pháp: “<link rel=”alternate” href=”https://vietbaixuyenviet.com/” hreflang=”fr-fr“/>”;

Trong đó: 

  • “https://vietbaixuyenviet.com/”, http://example.com”, “http://example.com/fr/” là địa chỉ website của bạn;
  • “vi-vn”, “en-us”, “fr-fr” là sự kết hợp giữa mã ngôn ngữ và mã vùng. 

ĐỌC THÊM:

Các trường hợp nên sử dụng thẻ Hreflang

Có lẽ bạn đã hiểu hơn về thẻ Hreflang là gì phải không? Với chức năng tuyệt vời của nó thì bạn nên sử dụng trong những trường hợp nào? Dưới đây là một số trường hợp khuyên bạn nên sử dụng thẻ Hreflang:

Người dùng website khác khu vực địa lý nhưng có chung ngôn ngữ

Trường hợp này giúp bạn nhắm đến những người dùng theo khu vực địa lý đồng thời kiểm soát được sự thay đổi trong tiền tệ, mua sắm và nhiều yếu tố khác. Ví dụ như tiếng Anh được sử dụng ở Anh, Mỹ, Úc; hay tiếng Pháp được sử dụng ở Pháp, Canada;… 

Một website chuyên về thể thao bóng đá, ở Anh sẽ gọi là “football”, ở Mỹ lại gọi là “Soccer”. Lúc này, thẻ hreflang sẽ cho công cụ tìm kiếm Google biết phiên bản nào của website và phân phối tới những người dùng ở Mỹ hay Anh phù hợp với họ.

Người dùng website sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau

Người truy cập website có thể là những người nói ngôn ngữ khác nhau. Nếu đó là đối tượng mục tiêu mà bạn hướng đến thì nên sử dụng thẻ Hreflang cho web. Khi đó, website sẽ có nhiều phiên bản mà cùng một nội dung được dịch sang nhiều ngôn ngữ. 

Kết hợp

Bạn có thể áp dụng thẻ Hreflang theo 2 cách: tạo thêm 1 thư mục con hay subdomain trên domain hiện tại, hoặc là mua thêm tên miền (domain) mới có đuôi mở rộng phục vụ riêng cho từng quốc gia khác nhau như: .uk (Anh), .us (Mỹ), .de (Đức),… 

Hướng dẫn cách tạo thẻ Hreflang vào WordPress

Dưới đây, Viết Bài Xuyên Việt sẽ hướng dẫn bạn 2 cách chèn thẻ Hreflang vào WordPress: sử dụng Plugin và cách chèn thủ công.

Sử dụng Plugin để chèn Hreflang vào WordPress

Trường hợp bạn đang sử dụng plugin multi – languages (plugin đa ngôn ngữ) thì các plugin này thường đã trang bị sẵn tính năng chèn thẻ Hreflang. Một số plugin đa ngôn ngữ như: Polylang là một plugin miễn phí và có giao diện dễ sử dụng, còn WPML thì bạn cần trả phí để có thể sử dụng. 

Với những website đa ngôn ngữ nhưng không sử dụng 1 trong những plugin kể trên thì có thể kích hoạt ngay plugin Hreflang Tags Lite. Cách chèn thẻ Hreflang thông qua plugin này cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần tiến hành theo 3 bước sau đây: 

  • Bước 1. Truy cập vào Hreflang, tiếp đến chọn mục “Dashboard” trong bảng xuất hiện. 
  • Bước 2. Sau đó, tích chọn các “Content types” mà bạn muốn chèn vào hreflang; các Content types gồm: Posts, Pages, Media, Categories, Tags, Format. 
  • Bước 3. Cuối cùng, bạn tiến hành chỉnh sửa bài viết và link bài với ngôn ngữ muốn thay thế vào. Nếu website chứa nhiều bài viết, bạn có thể đăng ký mua phiên bản Pro của Plugin để tiến hành chèn thẻ Hreflang vào nhiều trang web cùng lúc. Cách này giúp bạn có thể tiết kiệm công sức cũng như thời gian chèn thẻ Hreflang. 

TIN HỮU ÍCH: TOP 10 plugin tăng tốc website WordPress

Chèn thẻ Hreflang thủ công

Với cách này, bạn cần tạo một thẻ Hreflang và thêm vào trước thẻ </head> trong giao diện web (Theme) hoặc Child Theme mà bạn đang sử dụng. 

  • Đối với giao diện Theme web thông thường: Bạn vào mục “Appearance”, chọn “Editor”, tìm file header.php và chèn thẻ Hreflang vào. Tiếp tục chọn “Update File” để lưu thay đổi. 
  • Đối với Genesis Framework : Bạn truy cập “Genesis”, click chọn “Theme Settings” > “Header and Footer Scripts” > “Enter scripts or code you would like output to wp_head()”. Và cuối cùng, bạn chèn thẻ hreflang vào và chọn “Save Changes” để lưu lại thiết lập, hoàn thành quá trình chèn thẻ.

Một lưu ý nhỏ khi chọn cách chèn thẻ Hreflang thủ công là thường gây lỗi trong Google Search Console vì không có thẻ trả lại. Vậy nên đây là cách không được khuyến khích dùng. Sau khi chèn thẻ Hreflang thành công, bạn có thể kiểm tra nguồn trang (Page sources) để xác nhận dòng cấu trúc thẻ đúng sẽ hiện ra.  

Kết luận

Như vậy, Viết Bài Xuyên Việt đã vừa chia sẻ những kiến thức cơ bản về thẻ Hreflang là gì? Mong rằng, bạn có thể biết thêm một công cụ hỗ trợ mở rộng kinh doanh qua website hiệu quả. Đừng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh hiếm có này nhé! Hãy truy cập vietbaixuyenviet.com thường xuyên để tích lũy cho mình thêm nhiều kiến thức hơn nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *