Mô hình kinh doanh Canvas: Khái niệm và đặc điểm

by Trần Thắng
217 views
Mô hình kinh doanh Canvas

Trong thực tế, có nhiều các loại mô hình khác nhau để người kinh doanh có thể lựa chọn, cân nhắc tìm hiểu xem loại hình nào phù hợp với chiến lược của mình. Các mô hình kinh doanh phát triển theo dòng thời gian lịch sử, trong khi đời sống thì lại biến đổi liên tục, vậy mô hình kinh doanh nào sẽ giúp bạn phát triển vượt trội trong năm 2020? Câu trả lời chính là mô hình Canvas, vậy mô hình kinh doanh Canvas là gì, cùng vietbaixuyenviet.com tìm hiểu cụ thể hơn nhé!

Mô hình kinh doanh Canvas là gì?

Để hiểu rõ hơn xem mô hình kinh doanh Canvas là gì, chúng ta sẽ đi khám phá từ khái niệm của mô hình này. Vậy cụ thể mô hình này được xây dựng, hình thành như thế nào, có ý nghĩa gì, cùng nhau tìm hiểu ngay tại đây.

Mô hình kinh doanh Canvas

Business Model Canvas (BMC) hay còn được gọi là mô hình kinh doanh Canvas là công cụ xây dựng mô hình kinh doanh hiện đại, tác giả của mô hình này là Alexander Osterwalder và Yves Pigneur. Đây là một mô hình kinh doanh gồm có 9 thành tố được coi là 9 trụ cột để tạo nên tổ chức của một doanh nghiệp. Bao gồm: 

  • Phân khúc khách hàng. 
  • Mục tiêu giá trị. 
  • Kênh truyền thông
  • Quan hệ khách hàng. 
  • Dòng doanh thu. 
  • Nguồn lực chính. 
  • Hoạt động chính. 
  • Đối tác chính. 
  • Cơ cấu và chi phí. 

Mô hình này giúp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hợp nhất các hoạt động kinh doanh bằng việc minh họa các tiêu chí đánh giá. Và hiện nay, mô hình kinh doanh Canvas đang được phát triển rộng rãi, chiếm được lòng tin của khá nhiều doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam cũng như thị trường kinh doanh thế giới. 

Chi tiết về 9 thành tố trong mô hình kinh doanh Canvas

Business Model Canvas

Đến đây, câu hỏi mô hình kinh doanh Canvas là gì có lẽ không còn quá mơ hồ đối với bạn nữa đúng không nào? Như đã đề cập ở trên, 9 yếu tố đặc biệt đã làm nên một mô hình Canvas trụ vững trên thị trường ngày nay. Sự bí ẩn đằng bên trong 9 yếu tố đó là gì? Lời giải đáp sẽ được nêu rõ ngay sau đây. 

Customer Segment (CS) – Phân khúc khách hàng

Trong kinh doanh, khách hàng là đối tượng chính mà chúng ta hướng tới. Nếu như bạn không biết đối tượng khách hàng của mình là ai, bạn sẽ không thể kinh doanh và vô tình tạo ra sự hỗn độn cho chính doanh nghiệp của mình. Có nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, mỗi bộ phận lại có những suy nghĩ, quan điểm và mối quan tâm riêng, với mỗi phân khúc, doanh nghiệp cần có chiến lược tiếp cận khác nhau.

Value Propositions (VP) – Mục tiêu giá trị

Trong thị trường đầy tính cạnh tranh hiện nay, để thu hút khách hàng bạn phải tự tạo ra điểm khác biệt cho riêng mình. Cùng một sản phẩm, dịch vụ, điều bạn cần làm là khiến cho khách hàng chọn sản phẩm của mình chứ không phải sản phẩm đó của đối thủ. Để làm được điều này, bạn cần cho khách hàng thấy được mục tiêu giá trị của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn đang tạo ra.

Channels (CH) – Các kênh truyền thông

Kênh truyền thông chính là nơi tiếp xúc với khách hàng, có nhiều kênh truyền thông khác nhau nhưng mục đích chung đều là mang lại giá trị cho khách hàng. Phát triển kênh truyền thông vững mạnh là yếu tố doanh nghiệp không thể bỏ qua.

Custormer Relationships (CR) – Quan hệ khách hàng

Ai cũng thích những điều mới mẻ nên nếu bạn không có mối quan hệ tốt với khách hàng của mình, rất nhanh thôi họ sẽ đi tìm những doanh nghiệp mới mẻ hơn để trải nghiệm. Việc tạo mối quan hệ để tăng lượng khách mới, giữ chân khách cũ không hề dễ, chính vì vậy doanh nghiệp cần có mô tả và phân cấp mối quan hệ rõ ràng để dễ dàng xử lí các tình huống.

Revenue Streams (RS) – Dòng doanh thu

Để thu hút các nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng” vào doanh nghiệp của bạn thì vấn đề cốt yếu bạn cần có là phải minh bạch rõ ràng trong tiền bạc, đặc biệt là dòng doanh thu từ khách hàng. Dòng doanh thu chính là  minh chứng sống khẳng định chắc nịt với nhà đầu tư, bạn thật sự xứng đáng là một doanh nghiệp mạnh mẽ mà họ không thể bỏ lở.  

Key Resources (KR) – Nguồn lực chính

Để xem xét liệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể tồn tại hay không bạn cần liệt kê và làm rõ được các nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. Khi thống kê được nguồn lực rõ ràng, bạn sẽ có thể nhận định và phân bố chúng một cách hợp lí để tạo ra giá trị.

Key Activities (KA) – Hoạt động chính

Mỗi công ty, doanh nghiệp khi được thành lập đều có mục tiêu hướng đến khác nhau. Để xây dựng được mục tiêu lâu dài, doanh nghiệp cần mô tả được những hoạt động chính mà mình sẽ thực hiện một cách rõ ràng, cụ thể và có lộ trình.

Key Partnership (KP) – Đối tác chính

Xác định được đối tác chính cũng như nhà đầu tư khiến doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thực hiện kinh doanh. Mô tả doanh nghiệp, nhà đầu tư là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện.

Cost Structure (C$) – Cơ cấu chi phí

Mô tả chi phí cần có để điều hành và duy trì doanh nghiệp là điều cực kỳ quan trọng. Mô tả chi phí giúp doanh nghiệp định hướng được mục tiêu, 1 số doanh nghiệp chú trọng tạo dựng giá trị cho người mua hàng nhưng cũng có những doanh nghiệp tập trung nhiều vào giá cả.

3 ưu điểm chính của mô hình kinh doanh Canvas:

Business Model Canvas

Sau khi tìm hiểu bạn đã hiểu mô hình kinh doanh Canvas là gì chưa? Khái niệm này không hề khó hiểu đúng không nào? Mô hình kinh doanh Canvas mang trong mình nhiều ưu điểm khác nhau, cụ thể là:

  • Tập trung: chúng ta có thể thấy những nội dung cốt yếu nhất của mô hình kinh doanh đều được trình bày ngắn gọn, cô đọng nhất và loại bỏ các chi tiết thừa. Điều này giúp người sử dụng có thể nhận định một cách đầy đủ, nhanh chóng nhất về doanh nghiệp.
  • Linh hoạt: bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa và áp dụng thử những điều mà bạn muốn (trong việc lập kế hoạch)
  • Rõ ràng: rõ ràng là điều vô cùng quan trọng, nó giúp người đọc tốn ít thời gian trong việc đọc cũng như tìm hiểu về kế hoạch, điều này giúp việc định hình vấn đề nhanh chóng hơn.

XEM NGAY: Dịch vụ quản trị website giá rẻ

Lời kết:

Trong bài viết này, Vietbaixuyenviet.com đã làm rõ mô hình kinh doanh Canvas là gì, Viết Bài Xuyên Việt hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp bạn điều hành doanh nghiệp của mình tốt hơn. Hãy theo dõi Vietbaixuyenviet.com để có thêm những bài viết tìm hiểu mới nhé!

You may also like

Leave a Comment