Hộ kinh doanh là gì? Đặc điểm của hộ kinh doanh

Kinh doanh hiện nay đã trở thành một ngành nghề đang được rất nhiều người đầu tư. Lĩnh vực kinh doanh rất đa dạng từ nhu yếu phẩm đến các đồ dùng phục vụ công việc sản xuất, nghiên cứu… Vậy bạn có biết đến khái niệm hộ kinh doanh là gì hay không? Nếu đang còn băn khoăn thì hãy theo dõi những chia sẻ sau đây của Viết Bài Xuyên Việt nhé.

Khái niệm hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh là gì? Đây là khái niệm chỉ một cá nhân hay một tổ chức, nhóm người làm chủ, đăng ký kinh doanh tại một địa điểm rõ ràng. Tất cả các thành viên trong hộ kinh doanh đó không quá 10 người lao động. Người làm chủ phải là công dân Việt Nam. Hộ kinh doanh sẽ không có con dấu và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. 

Cá nhân muốn thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Nếu muốn làm chủ thì phải có sự đồng ý, thông qua của tất cả các thành viên lao động hợp danh còn lại. 

Chi tiết đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh cần có

Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh là gì? Để thành lập và đăng ký giấy phép để làm hộ kinh doanh thì yêu cầu phải có đầy đủ các điểm sau đây:

Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ

  • Nếu hộ kinh doanh là một cá nhân đứng ra làm chủ thì hộ kinh doanh đó sẽ thuộc quyền sở hữu một người đó. Tất cả quyền quyết định kinh doanh đều do cá nhân đó thực hiện, không liên quan đến bất kỳ một người nào khác.
  • Nếu là hộ kinh doanh do nhóm người hay hộ gia đình thành lập thì người làm chủ phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại. Và hộ kinh doanh đó thuộc sở hữu nhiều chủ. Việc kinh doanh sẽ do các thành viên trong nhóm cùng quyết định. Trong trường hợp có giao dịch, gặp đối tác thì hộ gia đình đó sẽ cử ra một thành viên đại diện để đàm phán, kết nối thông tin. 

>>Tìm hiểu: Bảng giá dịch vụ viết Content SEO

Hộ kinh doanh thường kinh doanh với quy mô nhỏ

Hộ kinh doanh khi muốn thành lập cần phải có một địa chỉ cụ thể và không sử dụng quá 10 lao động. Điểm khác biệt mà hộ kinh doanh đem đến chính là chính là không mở chi nhánh, trụ sở và không có nhiều nhân công như các doanh nghiệp hay công ty lớn.

Hộ kinh doanh hoạt động thường xuyên sẽ có thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh. Do đó, mà hộ kinh doanh phải đăng ký pháp lý tại cơ quan có thẩm quyền. Đây là điểm khác biệt thứ hai đối với các hộ gia đình kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp… Lý do là bởi những hộ kinh doanh đó không hoạt động thường xuyên và thu nhập thấp. Chính vì thế mà không cần phải đăng ký cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.

Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh

Một trong đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh chính là phải chịu trách nhiệm vô hạn với hoạt động kinh doanh của mình. Chịu trách nhiệm vô hạn ở đây chính là nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì phải lấy cả tài sản không đầu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ.

Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh đó. Nếu hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì các thành viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm. Khi tài sản chung không đủ để trả nợ thì các thành viên của hộ gia đình phải lấy cả tài sản riêng của mình để trả nợ và phải trả cho các thành viên khác của hộ gia đình (trách nhiệm liên đới).

>>Khám phá thêm: Dịch vụ quản trị website giá rẻ

Hồ sơ thủ tục để đăng ký hộ kinh doanh

Hồ sơ thủ tục để đăng ký hộ kinh doanh là gì? Đây là một trong những thắc mắc chung của rất nhiều người. Nếu bạn đang có ý định đăng ký kinh doanh hộ gia đình thì hãy chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Trong giấy đề nghị này sẽ bao gồm:

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
  • Thông tin ngành, nghề kinh doanh
  • Số vốn kinh doanh;
  • Số lao động đăng ký trong hộ kinh doanh là bao nhiêu
  • Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp căn cước công dân/chứng minh nhân dân/ hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
  • Các bản sao hợp lệ giấy tờ cá nhân ( căn cước công dân/chứng minh nhân dân/ hộ chiếu còn hiệu lực) 

Đây được xem là những thủ tục cơ bản để có thể đăng ký hộ kinh doanh thành công. Nếu bạn đang cần làm hồ sơ để đăng ký kinh doanh thì nên chuẩn bị đầy đủ, chính xác các loại giấy tờ trên.

Như vậy, những chia sẻ về hộ kinh doanh là gì đã được Viết Bài Xuyên Việt chia sẻ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho tất cả bạn đọc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *