CIC là gì: Khái niệm và vai trò của CIC

CIC là gì?Nếu bạn đã từng vay tiền ngân hàng ít nhất một lần hoặc đang có ý định vay tiền tại ngân hàng thì chắc chắn sẽ nghe tới nghiệp vụ “check CIC” để có thể kiểm tra thông tin thẻ tín dụng của một ai đó, hoặc kiểm tra tình trạng nợ xấu của họ ra sao. Vậy CIC là gì? Có những đặc điểm nào của CIC cần phải nắm? Xem tiếp nội dung dưới đây của Viết Bài Xuyên Việt !

Khái niệm CIC là gì?

Credit Information Center

CIC là cụm từ viết tắt của Credit Information Center còn được gọi “Trung tâm Thông Tin Tín Dụng”. CIC đang là tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Chức năng hoạt động chính của tổ chức gồm thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, cũng như dự báo chính xác thông tin tín dụng của tổ chức, cá nhân để phục vụ cho hoạt động  của tổ chức tín dụng, ngân hàng.

Vai trò và hoạt động chính của CIC

Trung tâm CIC là gì đóng vai trò là cầu nối trung gian giúp tổ chức tín dụng/ ngân hàng có căn cứ để xác thực tín dụng của tổ chức hoặc cá nhân nào đó. Bạn cũng có thể hiểu đơn giản là trước khi thực hiện những đề nghị vay vốn, các đơn vị cho vay sẽ kiểm tra lại thông tin tài khoản tín dụng của đối tượng vay và ra quyết định có nên cho phép bạn vay tín dụng hay không.

CIC sẽ yêu cầu các tổ chức cho vay gồm ngân hàng/ tổ chức tín dụng gửi hồ sơ lên cho họ để tiến hành cập nhật danh sách những khách hàng hiện đã từng vay vốn tín dụng. Thông qua thông tin thu thập được, CIC sẽ tiến hành tổng kết, sắp xếp, phân loại và đưa ra điểm tín dụng với từng cá nhân, tổ chức,…..để các đơn vị cho vay đánh giá và ra quyết định cuối cùng.

Xem thêm:

Phương thức hoạt động chính của CIC là gì?

CIC chỉ hoạt động nếu được cung cấp đầy đủ các thông tin về khoản vay, đơn vị cho vay, tên người vay, tổng số khoản vay, quy trình thanh toán,.. từ tổ chức tín dụng/ ngân hàng,… Ngay khi nhận được các thông tin cần, CIC sẽ cập nhật, tổng hợp, rồi tiếp tục trình báo lên để người sử dụng hệ thống biết chính xác lịch sử tín dụng của từng cá nhân, tổ chức vay một cách rõ ràng, chuẩn xác.

Hiểu theo cách khác thì hoạt động của CIC sẽ tương tự như một cuốn sổ, ghi chép đầy đủ thông tin của các cá nhân, doanh nghiệp với ngân hàng. Đây cũng là kho thông tin giúp ngân hàng truy xuất khi quyết định cho người vay vay vốn. 

Thông thường thông tin khoản vay của khách hàng trước đây sẽ được CIC là gì chia thành 5 nhóm chính:

  • Nhóm 1: Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn: Được đánh giá là những khoản nợ có đủ khả năng thu hồi gồm cả gốc, lãi đúng theo thời hạn. Với những trường hợp trả nợ muộn quá từ 1-10 ngày thì vẫn thuộc nhóm 1 tuy nhiên sẽ phải nộp phạt theo quy định.
  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý:  Gồm các khoản vay đáo hạn trong vòng từ 10-90 ngày.
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn: Bao gồm những khoản vay quá hạn từ 90-180 ngày.
  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ: Bao gồm những khoản nợ quá hạn từ  181 – 360 ngày.
  • Nhóm 5: Nhóm nợ xấu: Những khoản nợ quá hạn > 360 ngày.

Thông qua việc phân loại nhóm nợ, hệ thống CIC  sẽ xác định đâu là nhóm nợ xấu, đâu là những nhóm vay không đạt tiêu chuẩn, nhờ đó mà các tổ chức cho vay tiền sẽ đưa ra được các biện pháp xử lý phù hợp.

Vậy, CIC lưu trữ những thông tin gì của khách hàng?

Những thông tin về khách hàng mà CIC lưu lại gồm: 

Số tiền khách hàng nợ, Mục đích vay tiền của khách hàng?

  • Tên ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng 
  • Thời gian trả nợ
  • Phương thức trả nợ ra sao?
  • Doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc nhóm nợ nào?
  • Tài sản thế chấp gồm những gì? 

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp thường xuyên vay nợ ngân hàng  để phát triển công việc kinh doanh thì bắt buộc cần thanh toán khoản vay nợ của mình đều đặn. Bởi lúc này doanh nghiệp sẽ nhận được các điểm tích cực trên hệ thống CIC là gì.

Còn nếu doanh nghiệp thường xuyên trả chậm hoặc không thanh toán đúng hạn thì hệ thống CIC sẽ chấm điểm xấu và có khả năng cao doanh nghiệp sẽ bị từ chối khi vay nợ ngân hàng.

Tồi tệ hơn cả sẽ là điểm tín dụng của doanh nghiệp rất xấu và thuộc nhóm nợ xấu.

Hướng dẫn cách kiểm tra CIC online

Thực tế, có hơn 1.000 tổ chức tài chính vi mô đã gửi báo cáo cho hệ thống  CIC là gì. Ngoài ra, có hơn 100% các đơn vị tín dụng trên thị trường Việt Nam tham gia hoạt động này, nên quá trình kiểm tra CIC cũng dễ dàng hơn rất nhiều do dữ liệu khách hàng được cập nhật thường xuyên, liên tục.

Quy trình kiểm tra chi tiết

  • Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ đăng ký vay vốn sau đó yêu cầu kiểm tra tình trạng nợ xấu
  • Bước 2: Ngân hàng sẽ tiếp nhận yêu cầu từ người vay và thực hiện thủ tục lấy thông tin khách hàng.
  • Bước 3: Ngân hàng sẽ nhập liệu thông tin thu thập được của khách hàng lên hệ thống CIC để kiểm tra  lịch sử vay.
  • Bước 4: Ngân hàng gửi trả kết quả kiểm tra nợ xấu từ hệ thống CIC cho người gửi yêu cầu.

Phí kiểm tra CIC là bao nhiêu?

Rất nhiều khách hàng hiện nay thắc mắc, kiểm tra CIC online mất phí hay miễn phí? Câu trả lời phụ thuộc vào từng đơn vị tài chính mà mức phí kiểm tra sẽ khác nhau.

Tuy nhiên khi xét theo quy định của CIC, thông thường với mỗi lần tra cứu khách hàng cần trả cho đơn vị kiểm tra là 30.000 vnđ.

Nên cho dù bạn tự thực hiện tra cứu thì cũng vẫn sẽ mất một khoản phí với phía trung tâm do đó bạn hãy chủ động chuẩn bị trước khoản phí này.

Trên đây là một số thông tin có liên quan tới CIC là gì? cùng một số yếu tố có liên quan. Hy vọng bài viết của Viết Bài Xuyên Việt cung cấp cho bạn đọc được nhiều kiến thức hữu ích!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *