10 Dấu Hiệu Website Bị Hack Bạn Nên Biết

 Là một chủ sở hữu Website, không ai mong muốn trang của mình bị hack. Dưới đây, Viết Bài Xuyên Việt sẽ giới thiệu 10 dấu hiệu Website bị hack. Nhờ những dấu hiệu này, bạn có thể dễ dàng nhận biết và giải quyết những vấn đề khi Website bị hack. Từ đó, hạn chế những rủi ro tới mức tối đa.

1. Xuất hiện nhiều tài khoản người dùng bất thường

Tình trạng này thường xuất hiện ở những Website cho phép người dùng đăng ký thành viên. Chính vì vậy, bạn nên chú ý tới việc xét duyệt thành viên đăng ký cũng như xem xét việc tham gia đóng góp của họ trên Website.

Những tài khoản đáng ngờ này thường đóng vai trò quản trị viên. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn còn không thể xoá, loại bỏ họ khỏi Website của mình. Từ đó, gây nên nhiều vấn đề nguy hại và có thể gây nguy hiểm cho Website WordPress.

 >>> Xem thêm: Tìm hiểu giao dịch ngoại hối kỳ hạn là gì.

2. Traffic giảm đột ngột

Nếu mọi công việc vẫn diễn ra bình thường nhưng bạn nhận thấy traffic Website giảm đột ngột, rất có thể trang WordPress của bạn đã bị tấn công. Hiện tại, trên internet có rất nhiều nhân tố độc hại có thể xâm chiếm lưu lượng truy cập WEbsite. Từ đó, chuyển hướng nó tới những trang khác.

Chính vì lý do này, bạn nên cài đặt công cụ để theo dõi traffic một cách sát sao nhé.

3. Xuất hiện nhiều tập tin lạ – 10 dấu hiệu Website bị hack

Nếu bạn đang nghi ngờ Website của mình bị hack, hãy thử kiểm tra các tập tin đang có của Website. Khi Website bị hack, thường sẽ xuất hiện nhiều tập tin, thư mục không xác định tồn tại trên máy chủ.

Các File lạ này có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, chúng xuất hiện nhiều nhất trong thư mục Wp-content và hệ thống các thư mục con của nó. Hãy dành thời gian kiểm tra để hạn chế những vấn đề có thể xảy ra khi bị hack nhé.

4. Bạn không thể đăng nhập vào Website của mình

Đột nhiên bạn không thể truy cập được vào Website của mình? Khi đó, tài khoản của bạn có thể đã không còn tồn tại nữa. Nếu Website của bạn bị hack, thường bạn sẽ không thể lấy lại hay thực hiện đặt lại mật khẩu. Lúc này, cách duy nhất để đăng nhập được chính là lấy lại Website từ các hacker.

 >> Xem thêm: Cổ phiếu là gì?

5. Có hoạt động bất thường trong nhật ký máy chủ

Trong 10 dấu hiệu Website bị hack, việc máy chủ có những hoạt động bất thường chính là điều không thể xem nhẹ. Thông thường, nhật ký máy chủ là những tệp văn bản thuần tuý được lưu trữ. Chúng ta thường gọi chúng là file log. Chúng ghi lại những lỗi, lưu lượng của Website.

Khi Website của bạn bị hack, trong nhật ký này sẽ xuất hiện nhiều hoạt động bất thường. HÃy truy cập vào thư mục Public_html để tìm hiểu và xử lý tính trạng này nhé.

6. Kết quả tìm kiếm bị thay đổi

Trong một số trường hợp, hacker có thể khiến các công cụ Google, Bing hiển thị trang của bạn với thông tin không chính xác. Nó thường sai lệch tiêu đề, meta hoặc cả hai. Đây chính là một trong những dấu hiệu bạn cần chú ý khi nghi ngờ site của mình bị tấn công.

 >>> Xem thêm: Phân biệt giấy chứng nhận ĐKKD và GPKD.

7. Có tác vụ theo lịch trình đáng ngờ – 10 dấu hiệu Website bị hack

Hiện tại, hầu hết các máy chủ lưu trữ đều có thể dễ dàng thiết lập cron job. Đây là tác vụ bạn có thể thêm vào máy chủ của mình. Các hacker thường theo dõi, khai thác cron job để chạy những tác vụ bất thường. Bạn nên theo dõi để nắm bắt tình trạng nhanh chóng nhất.

8. Website thường xuyên lỗi chậm phản hồi

Mọi trang Web trên internet đều dễ dàng trở thành một con mồi trong lưới của hacker. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua dấu hiệu bất thường khi thấy Website của mình bỗng nhiên chậm và thường xuyên không phản hồi các tác vụ của người dùng.

Rất có thể hacker đã sử dụng một số máy tính ma trên thế giới với IP giả mạo và liên tục gửi những yêu cầu khác nhau nhau tới trang của bạn. Chính việc này là một cơ hội giúp họ tìm ra kẽ hở để xâm nhập vào Website của bạn. Hãy chú ý đến những dấu hiệu này nhé.

9. Trang chủ bị báo cáo lừa đảo

Một số hacker lựa chọn hình thức làm hỏng Website của bạn để thông báo nó đã và đang bị tấn công. Những tin tặc này sẽ thay đổi trang chủ của bạn bằng một thông báo của họ. Như Hacker by …., WEbsite này đã thuộc quyền sở hữu của … Trong trường hợp WEbsite của bạn có giá trị cao, sẽ kèm theo yêu cầu về thông tin và tiền chuộc Website.

10. Xuất hiện các liên kết bất thường

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất khi Website của bạn bị hack. Nó được biết đến với hình thức chèn dữ liệu ẩn, thêm link xấu vào Website bị hack. Các hacker thực hiện việc này bằng cách tạo một backdoor để sửa đổi cơ sở dữ liệu trên trang của bạn.

 Trên đây chính là 10 dấu hiệu Website bị hack phổ biến nhất trong thực tế. Nếu bạn đang cần hỗ trợ kỹ thuật, hãy gọi ngay cho Viết Bài Xuyên Việt. Nhân viên làm Website chuyên nghiệp, quản trị Website của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết khúc mắc của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *